Trẻ dễ béo phì khi bố mẹ ly hôn. Nghiên cứu chỉ rõ trẻ béo phì trong gia đình ly hôn gấp 1,54 lần so với những trẻ sinh sống trong môi trường bình thường có bố mẹ hòa thuận. Và những trẻ em cùng ăn sáng và ăn tối với bố mẹ không dễ bị béo phì. Trẻ ở trong gia đình ly hôn đa phần phải ở nhà một mình, các trẻ tiếp xúc nhiều với “thực phẩm rác” như fastfood, đồ chế chiến sẵn vv, đồng thời các trẻ sẽ thiếu sự vận động, bố/mẹ đơn thân có rất ít thời gian tự mình nấu ăn, chỉ có thể lấy fastfood và thức ăn mua sẵn ở ngoài về thay thế bữa cơm, chính điều này gây thêm béo phì cho trẻ. Dễ bị bệnh. Việc ly hôn của bố mẹ đặt nhiều áp lực lên trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Vấn đề ly hôn của bố mẹ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến chúng dễ mắc nhiều bệnh tật hơn. Bởi ly hôn dẫn đến thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu của cả bố và mẹ, chúng sẽ luôn cảm thấy bất an, không yên tâm vì cuộc sống của mình. Dễ dẫn tới đột quỵ. Mặc dù chưa có kết luận chính thức nào về mối liên quan giữa ly hôn và đột quỵ nhưng một số nhà khoa học đã cho rằng chính việc phải chịu những tổn thương bất ngờ mà cha mẹ mang đến sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới tim và não bộ. Chúng có thể bị đột quỵ nếu những áp lực như thế cứ tiếp tục không ngừng. Tuổi thọ giảm đi. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tuổi thọ và cuộc hôn nhân tan vỡ của cha mẹ. Những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn khi còn nhỏ có tuổi đời ngắn hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Ai nói rằng cuộc hôn nhân tan vỡ của cha mẹ không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của trẻ chắc hẳn phải suy nghĩ lại rồi.Hút thuốc sớm hơn. Nghiên cứu đăng trên Public Health của Đại học Toronto (Canada) phát hiện, người có cha mẹ ly hôn thường bắt đầu hút thuốc sớm hơn bình thường. Theo kết quả sau khảo sát trên 19.000 người Mỹ, nam giới xuất thân từ gia đình tan vỡ có khả năng hút thuốc trước khi bước sang tuổi thành niên cao hơn 48% và ở nữ giới là 39%. Trí nhớ suy giảm. Khi chia tay, cuộc sống của gia đình bị xáo trộn, nhiều sự thay đổi xảy ra như nhà ở, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nội ngoại bị xáo trộn. Trẻ phải thay đổi trường học, gây khó khăn cho sự thích nghi mới. Trẻ có thể có những biểu hiện gắn liền với sự lo âu, sợ hãi, trầm cảm vì xa cách cha mẹ: đau đầu, đau bụng, khó ngủ, chán ăn, khó tập trung và giảm trí nhớ trong học tập.
Trẻ dễ béo phì khi bố mẹ ly hôn. Nghiên cứu chỉ rõ trẻ béo phì trong gia đình ly hôn gấp 1,54 lần so với những trẻ sinh sống trong môi trường bình thường có bố mẹ hòa thuận. Và những trẻ em cùng ăn sáng và ăn tối với bố mẹ không dễ bị béo phì.
Trẻ ở trong gia đình ly hôn đa phần phải ở nhà một mình, các trẻ tiếp xúc nhiều với “thực phẩm rác” như fastfood, đồ chế chiến sẵn vv, đồng thời các trẻ sẽ thiếu sự vận động, bố/mẹ đơn thân có rất ít thời gian tự mình nấu ăn, chỉ có thể lấy fastfood và thức ăn mua sẵn ở ngoài về thay thế bữa cơm, chính điều này gây thêm béo phì cho trẻ.
Dễ bị bệnh. Việc ly hôn của bố mẹ đặt nhiều áp lực lên trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Vấn đề ly hôn của bố mẹ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến chúng dễ mắc nhiều bệnh tật hơn. Bởi ly hôn dẫn đến thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu của cả bố và mẹ, chúng sẽ luôn cảm thấy bất an, không yên tâm vì cuộc sống của mình.
Dễ dẫn tới đột quỵ. Mặc dù chưa có kết luận chính thức nào về mối liên quan giữa ly hôn và đột quỵ nhưng một số nhà khoa học đã cho rằng chính việc phải chịu những tổn thương bất ngờ mà cha mẹ mang đến sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới tim và não bộ. Chúng có thể bị đột quỵ nếu những áp lực như thế cứ tiếp tục không ngừng.
Tuổi thọ giảm đi. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tuổi thọ và cuộc hôn nhân tan vỡ của cha mẹ. Những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn khi còn nhỏ có tuổi đời ngắn hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Ai nói rằng cuộc hôn nhân tan vỡ của cha mẹ không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của trẻ chắc hẳn phải suy nghĩ lại rồi.
Hút thuốc sớm hơn. Nghiên cứu đăng trên Public Health của Đại học Toronto (Canada) phát hiện, người có cha mẹ ly hôn thường bắt đầu hút thuốc sớm hơn bình thường. Theo kết quả sau khảo sát trên 19.000 người Mỹ, nam giới xuất thân từ gia đình tan vỡ có khả năng hút thuốc trước khi bước sang tuổi thành niên cao hơn 48% và ở nữ giới là 39%.
Trí nhớ suy giảm. Khi chia tay, cuộc sống của gia đình bị xáo trộn, nhiều sự thay đổi xảy ra như nhà ở, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nội ngoại bị xáo trộn. Trẻ phải thay đổi trường học, gây khó khăn cho sự thích nghi mới. Trẻ có thể có những biểu hiện gắn liền với sự lo âu, sợ hãi, trầm cảm vì xa cách cha mẹ: đau đầu, đau bụng, khó ngủ, chán ăn, khó tập trung và giảm trí nhớ trong học tập.