Mẹ bị tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường thai kỳ: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và trì hoãn bổ sung protein sữa bò vào chế độ ăn của trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 1 (phụ thuộc insulin). Tuy biết rằng tiếp xúc sớm với protein sữa bò làm khởi phát đáp ứng miễn dịch gây tổn thương tuyến tụy, trẻ sinh ra từ các bà mẹ tiểu đường vẫn thường xuyên được bổ sung sớm bằng sữa công thức do đường máu không ổn định. Một số bệnh lý khiến trẻ khó bú mẹ, ít nhất là trong giai đoạn đầu sau khi sinh (sứt môi hở hàm ếch, các bệnh lý thần kinh, tim mạch, hội chứng Down…được chẩn đoán trước sinh): Những trẻ này thường bú kém nên mẹ phải vắt sữa cho con; dự trữ sữa non trước sinh bổ sung nguồn cung cấp sữa nếu cần và giúp mẹ tập dượt vắt sữa trước khi bé chào đời.Trẻ chậm phát triển trong bào thai. Mẹ bị thiểu sản tuyến vú: Phụ nữ có hai vú cách nhau quá xa (≥ 3,5 cm) thường ít khả năng sản xuất đủ sữa cho con. Mẹ từng phẫu thuật vú: Trước đây núm vú thường bị cắt bỏ hoàn toàn trong phẫu thuật thu nhỏ vú. Nay núm vú được giữ lại và dây thần kinh quanh quầng vú cũng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn lo lắng về khả năng sản xuất đủ sữa cho con.
Mẹ bị cường androgen (đa nang buồng trứng): Các nang ở buồng trứng sản sinh quá nhiều testosteron trong vòng 2-3 tuần sau khi sinh, cản trở việc tạo sữa trưởng thành. Khi hàm lượng tetosteron giảm, các phụ nữ này có thể sản xuất đủ sữa cho con. Mẹ có tiền sử dị ứng protein sữa bò: Trẻ sinh ra từ những bà mẹ này nếu được nuôi sớm bằng sữa công thức sẽ có nguy cơ dị ứng sữa bò cao. Mẹ có tiều sử ít sữa trong lần nuôi con trước.
Mẹ bị tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường thai kỳ: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và trì hoãn bổ sung protein sữa bò vào chế độ ăn của trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường typ 1 (phụ thuộc insulin). Tuy biết rằng tiếp xúc sớm với protein sữa bò làm khởi phát đáp ứng miễn dịch gây tổn thương tuyến tụy, trẻ sinh ra từ các bà mẹ tiểu đường vẫn thường xuyên được bổ sung sớm bằng sữa công thức do đường máu không ổn định.
Một số bệnh lý khiến trẻ khó bú mẹ, ít nhất là trong giai đoạn đầu sau khi sinh (sứt môi hở hàm ếch, các bệnh lý thần kinh, tim mạch, hội chứng Down…được chẩn đoán trước sinh): Những trẻ này thường bú kém nên mẹ phải vắt sữa cho con; dự trữ sữa non trước sinh bổ sung nguồn cung cấp sữa nếu cần và giúp mẹ tập dượt vắt sữa trước khi bé chào đời.
Trẻ chậm phát triển trong bào thai.
Mẹ bị thiểu sản tuyến vú: Phụ nữ có hai vú cách nhau quá xa (≥ 3,5 cm) thường ít khả năng sản xuất đủ sữa cho con.
Mẹ từng phẫu thuật vú: Trước đây núm vú thường bị cắt bỏ hoàn toàn trong phẫu thuật thu nhỏ vú. Nay núm vú được giữ lại và dây thần kinh quanh quầng vú cũng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn lo lắng về khả năng sản xuất đủ sữa cho con.
Mẹ bị cường androgen (đa nang buồng trứng): Các nang ở buồng trứng sản sinh quá nhiều testosteron trong vòng 2-3 tuần sau khi sinh, cản trở việc tạo sữa trưởng thành. Khi hàm lượng tetosteron giảm, các phụ nữ này có thể sản xuất đủ sữa cho con.
Mẹ có tiền sử dị ứng protein sữa bò: Trẻ sinh ra từ những bà mẹ này nếu được nuôi sớm bằng sữa công thức sẽ có nguy cơ dị ứng sữa bò cao.
Mẹ có tiều sử ít sữa trong lần nuôi con trước.