Hội chứng Down: Khoảng 40-70% trẻ mắc hội chứng Down bị ngưng thở khi ngủ, nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển tâm thần của trẻ. Béo phì: 30% trẻ béo phì có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ, làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, kháng insulin cùng các rối loạn về trao đổi chất gây cản trở nỗ lực giảm cân của trẻ.Mộng du hay thường gặp ác mộng: Theo nghiên cứu của trường Đại học Stanford, đa số trẻ mộng du bị ngưng thở tạm thời khi ngủ sẽ hết hiện tượng mộng du sau khi được điều trị chứng ngưng thở này. Trẻ mắc chứng cao huyết áp lứa tuổi nhi đồng: Những trẻ nhỏ này có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ rất cao, cha mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra và theo dõi cẩn thận. Quá hiếu động và mất tập trung: Trong trường hợp này, con bạn có thể bị chẩn đoán nhầm thành chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Cần kiểm tra kỹ lưỡng và xem xét lại biểu hiện ngủ ngáy để xác định trẻ có bị ngưng thở tạm thời khi ngủ không, thay vì theo đuổi những điều trị không cần thiết cho chứng ADHD. Thường xuyên đổ mồ hội trộm vào ban đêm: Đây là hậu quả của quá trình hoạt động quá mức của hệ thống thần kinh giao cảm trong khi ngủ, xuất hiện khi hàm lượng oxy thấp và trẻ phải nỗ lực để do đường khí thở vào - ra bị cản trở.Đái dầm mãn tính: Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngáy, ngưng thở hay đái dầm ở trẻ nhỏ rất cao, 42% nhóm trẻ em được điều trị ngưng thở khi ngủ là có tật đái dầm. Nếu bé ngưng thở khi ngủ, có dấu hiệu lả đi, da trở nên xanh xao hoặc nhợt nhạt, đặc biệt khi bé trông như đang mắc nghẹn và ngạt thở, rất có thể bé đang trong tình trạng nguy hiểm tính mạng, cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ sớm xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng khẩn cấp ở bé. Với trẻ lớn, nguy cơ này ngày càng tăng cao là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi cá nhân, chậm phát triển, rối loạn ứng xử và nhân cách, ảnh hưởng đến việc học tập và các vấn đề sức khoẻ trẻ như tình trạng cao huyết áp.
Hội chứng Down: Khoảng 40-70% trẻ mắc hội chứng Down bị ngưng thở khi ngủ, nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển tâm thần của trẻ.
Béo phì: 30% trẻ béo phì có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ, làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, kháng insulin cùng các rối loạn về trao đổi chất gây cản trở nỗ lực giảm cân của trẻ.
Mộng du hay thường gặp ác mộng: Theo nghiên cứu của trường Đại học Stanford, đa số trẻ mộng du bị ngưng thở tạm thời khi ngủ sẽ hết hiện tượng mộng du sau khi được điều trị chứng ngưng thở này.
Trẻ mắc chứng cao huyết áp lứa tuổi nhi đồng: Những trẻ nhỏ này có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ rất cao, cha mẹ cần cho trẻ đi kiểm tra và theo dõi cẩn thận.
Quá hiếu động và mất tập trung: Trong trường hợp này, con bạn có thể bị chẩn đoán nhầm thành chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Cần kiểm tra kỹ lưỡng và xem xét lại biểu hiện ngủ ngáy để xác định trẻ có bị ngưng thở tạm thời khi ngủ không, thay vì theo đuổi những điều trị không cần thiết cho chứng ADHD.
Thường xuyên đổ mồ hội trộm vào ban đêm: Đây là hậu quả của quá trình hoạt động quá mức của hệ thống thần kinh giao cảm trong khi ngủ, xuất hiện khi hàm lượng oxy thấp và trẻ phải nỗ lực để do đường khí thở vào - ra bị cản trở.
Đái dầm mãn tính: Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngáy, ngưng thở hay đái dầm ở trẻ nhỏ rất cao, 42% nhóm trẻ em được điều trị ngưng thở khi ngủ là có tật đái dầm.
Nếu bé ngưng thở khi ngủ, có dấu hiệu lả đi, da trở nên xanh xao hoặc nhợt nhạt, đặc biệt khi bé trông như đang mắc nghẹn và ngạt thở, rất có thể bé đang trong tình trạng nguy hiểm tính mạng, cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ sớm xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng khẩn cấp ở bé.
Với trẻ lớn, nguy cơ này ngày càng tăng cao là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi cá nhân, chậm phát triển, rối loạn ứng xử và nhân cách, ảnh hưởng đến việc học tập và các vấn đề sức khoẻ trẻ như tình trạng cao huyết áp.