Hình minh họa 3D cho thấy sự thay đổi ở phụ nữ mang thai, bao gồm tất cả các cơ quan trên cơ thể ở bàng quang, da, chân, ngực, xương...Thông thường, mỗi phụ nữ sẽ tăng khoảng 12-17kg trong khi mang thai, bao gồm trọng lượng bào thai nặng 3-4kg, nhau thai, tử cung, nước ối cũng như chất dịch trong cơ thể mẹ.Phụ nữ mang thai cần nhiều oxy hơn bình thường để cung cấp cho bào thai. Do vậy hơi thở của họ phải nhanh hơn, thậm chí đôi lúc họ còn cảm thấy khó thở vì thiếu oxy.Cũng trong thời gian thai kỳ, máu được bơm đến tim nhiều hơn mỗi phút, do đó phụ nữ sẽ có nhịp tim nhanh hơn. Mạch máu sẽ phải mở rộng hơn để đáp ứng điều này, tuy nhiên, áp lực của tử cung mở rộng ảnh hưởng đến tĩnh mạch khiến máu về tim chậm hơn. Các hormone progesterone làm giãn mạch máu, gây tình trạng huyết áp giảm trong tam cá nguyệt thứ hai.Các hormone progesterone tăng trong thai kỳ có thể làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày, giảm trương lực cơ vòng, giảm nhu động ruột... gây ra các triệu chứng dạ dày thực quản ở thai phụ, kể cả hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.Vòng 1 tăng kích thước và sản xuất sữa non do tăng nồng độ hormone trong thai kỳ. Đồng thời, các ống dẫn sữa phát triển mạnh để chuẩn bị dẫn sữa, núm vú sẽ bị nhô ra và to hơn chuẩn bị cho thời kỳ cho con bú.Sự thay đổi nội tiết tố khiến thay đổi toàn bộ cơ thể phụ nữ mang thai. Nhau thai tạo ra một lượng lớn estrogen và progesterone giúp tử cung phát triển. Lúc này phụ nữ có thể cảm thấy cơ thể tăng nhiệt độ, thậm chí là nóng bừng.Tử cung phụ nữ mang thai sẽ mở rộng và thoát khỏi khoang chậu, gây tình trạng đau một bên lưng do ảnh hưởng đến các dây chằng hỗ trợ tử cung.Phụ nữ mang thai có thể đi tiểu nhiều hơn hoặc bị rò nước tiểu khi hắt xì hơi, ho hay cười. Điều này là do tử cung mở rộng, gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo.Cấu trúc xương thay đổi. Phần xương sống thắt lưng của phụ nữ mang thai trở nên cong hơn để duy trì sự cân nặng cho cơ thể khi phần bụng chứa thai nhi. Các dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn, dẫn đến đau lưng và đau vùng chậu.Các vết rạn da do da bị căng quá xuất hiện vào nửa sau của thai kỳ. Da sạm đi cũng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố và nồng độ estrogen.Những thay đổi phổ biến khác bao gồm phù chân và mắt cá chân, rụng tóc, chuột rút...
Hình minh họa 3D cho thấy sự thay đổi ở phụ nữ mang thai, bao gồm tất cả các cơ quan trên cơ thể ở bàng quang, da, chân, ngực, xương...
Thông thường, mỗi phụ nữ sẽ tăng khoảng 12-17kg trong khi mang thai, bao gồm trọng lượng bào thai nặng 3-4kg, nhau thai, tử cung, nước ối cũng như chất dịch trong cơ thể mẹ.
Phụ nữ mang thai cần nhiều oxy hơn bình thường để cung cấp cho bào thai. Do vậy hơi thở của họ phải nhanh hơn, thậm chí đôi lúc họ còn cảm thấy khó thở vì thiếu oxy.
Cũng trong thời gian thai kỳ, máu được bơm đến tim nhiều hơn mỗi phút, do đó phụ nữ sẽ có nhịp tim nhanh hơn. Mạch máu sẽ phải mở rộng hơn để đáp ứng điều này, tuy nhiên, áp lực của tử cung mở rộng ảnh hưởng đến tĩnh mạch khiến máu về tim chậm hơn. Các hormone progesterone làm giãn mạch máu, gây tình trạng huyết áp giảm trong tam cá nguyệt thứ hai.
Các hormone progesterone tăng trong thai kỳ có thể làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày, giảm trương lực cơ vòng, giảm nhu động ruột... gây ra các triệu chứng dạ dày thực quản ở thai phụ, kể cả hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Vòng 1 tăng kích thước và sản xuất sữa non do tăng nồng độ hormone trong thai kỳ. Đồng thời, các ống dẫn sữa phát triển mạnh để chuẩn bị dẫn sữa, núm vú sẽ bị nhô ra và to hơn chuẩn bị cho thời kỳ cho con bú.
Sự thay đổi nội tiết tố khiến thay đổi toàn bộ cơ thể phụ nữ mang thai. Nhau thai tạo ra một lượng lớn estrogen và progesterone giúp tử cung phát triển. Lúc này phụ nữ có thể cảm thấy cơ thể tăng nhiệt độ, thậm chí là nóng bừng.
Tử cung phụ nữ mang thai sẽ mở rộng và thoát khỏi khoang chậu, gây tình trạng đau một bên lưng do ảnh hưởng đến các dây chằng hỗ trợ tử cung.
Phụ nữ mang thai có thể đi tiểu nhiều hơn hoặc bị rò nước tiểu khi hắt xì hơi, ho hay cười. Điều này là do tử cung mở rộng, gây áp lực lên bàng quang, niệu đạo.
Cấu trúc xương thay đổi. Phần xương sống thắt lưng của phụ nữ mang thai trở nên cong hơn để duy trì sự cân nặng cho cơ thể khi phần bụng chứa thai nhi. Các dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn, dẫn đến đau lưng và đau vùng chậu.
Các vết rạn da do da bị căng quá xuất hiện vào nửa sau của thai kỳ. Da sạm đi cũng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố và nồng độ estrogen.
Những thay đổi phổ biến khác bao gồm phù chân và mắt cá chân, rụng tóc, chuột rút...