Uống nước liên tục: Không chỉ nước lọc, mẹ còn có thể chế biến nhiều loại thức uống dinh dưỡng khác để bổ sung calorie và vitamin, như sinh tố, trái cây, sữa lắc… Đây là những loại thức uống dễ chế biến tại nhà và vô cùng tiết kiệm, giúp bạn no mà vẫn nạp đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra đừng quên luôn mang theo nước khi ra khỏi nhà vì cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước rất dễ dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng như kiệt sức, co thắt sớm và sinh non. Trái cây và rau quả ở cả dạng tươi, khô, đóng hộp hay đông lạnh đều tốt. Vì rau quả rất giàu acid folic, các vitamin và khoáng chất, những chất cần thiết để duy trì sức khỏe bà bầu và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài nhãn, đào, mận, táo mèo… ra thì các bà bầu nên đa dạng các loại quả và nên ăn mỗi ngày. Các loại hạt. Protein là thành phần quan trọng trong việc tạo nên các tế bào cho thai nhi, đứng đầu trong các loại dinh dưỡng cần được dung nạp trong suốt thai kỳ. Vì các bé của bạn tăng trưởng rất nhanh nên nhu cầu về chất đạm (protein) cần tăng khoảng 30% so với bình thường. Nếu như bà bầu đơn thai được khuyên tăng từ 45 – 60 gr đến 75 – 100 gr thì với bà bầu sinh đôi, cần phải tăng gấp đôi nhu cầu này. Dễ đảm bảo nhu cầu đạm như trên là hỗn hợp các loại hạt được đánh giá là một loại “siêu thực phẩm” vừa thơm ngon vừa chứa rất nhiều đạm và các dưỡng chất khác, như hạt hạnh nhân cung cấp thêm vitamin E, hạt điều rất giàu selen, magie, phốt pho, sắt …Sữa chua. Là nguồn cung giàu canxi, sữa chua rất cần thiết cho sự phát triển răng và cấu trúc xương của các bé. Đây cũng là nguồn cung cấp protein lý tưởng cho mẹ bầu song sinh. Một điểm cộng nữa cho sữa chua chính là có rất nhiều hương vị phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của bà bầu hay nghén. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những loại sữa chua bổ sung đường và chất béo. Trứng. Vừa chứa hàm lượng protein cực cao, vừa là nguồn cung phong phú chất choline giúp phát triển chức năng của não và bộ nhớ thai nhi, trứng còn rất giàu Omega – 3 tăng cường, thúc đẩy sự phát triển não bộ các bé. Việc chế biến các món ăn từ trứng cũng không quá khó, mà lại rất đa dạng và thơm ngon. Trứng luộc xắt lát nhỏ trộn kèm salad rau củ quả, trứng rán kèm bánh mì v.v… là những món ăn rất dễ thưởng thức với hầu hết thai phụ. Rau Bina. Rau Bina và các loại rau có lá màu xanh đậm là những loại thực phẩm giúp bà bầu mang song thai nạp rất nhiều canxi, axit folic, vitamin K, vitamin C, sắt, chất xơ v.v… Có nhiều cách để chế biến món rau Bina trở thành một món ăn ngon mắt, ngon miệng và bổ dưỡng như kẹp chung với các loại bánh sanwich, xào với khoai tây hoặc mì, nấu súp … I-ốt rất quan trọng trong quá trình mang thai. Thiếu I ốt, bà bầu dễgặp phải các nguy cơ như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, ảnh hưởng tới sự phát triển bào thai,nhất là bộ não của trẻ. Mẹ bầu có thể bổ sung I-ốt qua những thức ăn hàng ngày như muối biển,cá biển, tảo bẹ, cải thảo hay trứng gà. Lượng I-ốt nên bổ sung hàng ngày đối với phụ nữ là 50μg/ngày. Tôm. Hải sản là món ngon, bổ dưỡng nhưng có nhiều loại lại không tốt cho phụ nữ mang thai do chứa hàm lượng thủy ngân cao và các hóa chất khác. Tuy nhiên, tôm lại là loại hải sản rất bổ dưỡng và an toàn cho bà bầu, nhất là những thai phụ có nhu cầu dinh dưỡng cao như bà bầu song thai hay đa thai. Không chỉ là nguồn cung lý tưởng của protein, tôm còn có rất ít chất béo, giàu selen và vitamin D, cũng như rất dễ chế biến thành các món ăn thơm ngon, dễ thưởng thức. Ngũ cốc. Hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng đều chứa axit folic, vitamin nhóm B làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi nếu mẹ dùng thường xuyên trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, ngũ cốc rất giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động tốt hơn, giảm chứng khó tiêu và táo bón rất hay gặp trong thời gian thai nghén. Để ngon miệng hơn với món ăn đầy dinh dưỡng này, các mẹ bầu có thể trộn chung với sữa vào mỗi buổi sáng và các buổi ăn nhẹ trong ngày.
Uống nước liên tục: Không chỉ nước lọc, mẹ còn có thể chế biến nhiều loại thức uống dinh dưỡng khác để bổ sung calorie và vitamin, như sinh tố, trái cây, sữa lắc… Đây là những loại thức uống dễ chế biến tại nhà và vô cùng tiết kiệm, giúp bạn no mà vẫn nạp đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra đừng quên luôn mang theo nước khi ra khỏi nhà vì cơ thể đang trong tình trạng thiếu nước rất dễ dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng như kiệt sức, co thắt sớm và sinh non.
Trái cây và rau quả ở cả dạng tươi, khô, đóng hộp hay đông lạnh đều tốt. Vì rau quả rất giàu acid folic, các vitamin và khoáng chất, những chất cần thiết để duy trì sức khỏe bà bầu và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài nhãn, đào, mận, táo mèo… ra thì các bà bầu nên đa dạng các loại quả và nên ăn mỗi ngày.
Các loại hạt. Protein là thành phần quan trọng trong việc tạo nên các tế bào cho thai nhi, đứng đầu trong các loại dinh dưỡng cần được dung nạp trong suốt thai kỳ. Vì các bé của bạn tăng trưởng rất nhanh nên nhu cầu về chất đạm (protein) cần tăng khoảng 30% so với bình thường.
Nếu như bà bầu đơn thai được khuyên tăng từ 45 – 60 gr đến 75 – 100 gr thì với bà bầu sinh đôi, cần phải tăng gấp đôi nhu cầu này. Dễ đảm bảo nhu cầu đạm như trên là hỗn hợp các loại hạt được đánh giá là một loại “siêu thực phẩm” vừa thơm ngon vừa chứa rất nhiều đạm và các dưỡng chất khác, như hạt hạnh nhân cung cấp thêm vitamin E, hạt điều rất giàu selen, magie, phốt pho, sắt …
Sữa chua. Là nguồn cung giàu canxi, sữa chua rất cần thiết cho sự phát triển răng và cấu trúc xương của các bé. Đây cũng là nguồn cung cấp protein lý tưởng cho mẹ bầu song sinh. Một điểm cộng nữa cho sữa chua chính là có rất nhiều hương vị phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của bà bầu hay nghén. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những loại sữa chua bổ sung đường và chất béo.
Trứng. Vừa chứa hàm lượng protein cực cao, vừa là nguồn cung phong phú chất choline giúp phát triển chức năng của não và bộ nhớ thai nhi, trứng còn rất giàu Omega – 3 tăng cường, thúc đẩy sự phát triển não bộ các bé. Việc chế biến các món ăn từ trứng cũng không quá khó, mà lại rất đa dạng và thơm ngon. Trứng luộc xắt lát nhỏ trộn kèm salad rau củ quả, trứng rán kèm bánh mì v.v… là những món ăn rất dễ thưởng thức với hầu hết thai phụ.
Rau Bina. Rau Bina và các loại rau có lá màu xanh đậm là những loại thực phẩm giúp bà bầu mang song thai nạp rất nhiều canxi, axit folic, vitamin K, vitamin C, sắt, chất xơ v.v… Có nhiều cách để chế biến món rau Bina trở thành một món ăn ngon mắt, ngon miệng và bổ dưỡng như kẹp chung với các loại bánh sanwich, xào với khoai tây hoặc mì, nấu súp …
I-ốt rất quan trọng trong quá trình mang thai. Thiếu I ốt, bà bầu dễgặp phải các nguy cơ như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, ảnh hưởng tới sự phát triển bào thai,nhất là bộ não của trẻ. Mẹ bầu có thể bổ sung I-ốt qua những thức ăn hàng ngày như muối biển,cá biển, tảo bẹ, cải thảo hay trứng gà. Lượng I-ốt nên bổ sung hàng ngày đối với phụ nữ là 50μg/ngày.
Tôm. Hải sản là món ngon, bổ dưỡng nhưng có nhiều loại lại không tốt cho phụ nữ mang thai do chứa hàm lượng thủy ngân cao và các hóa chất khác. Tuy nhiên, tôm lại là loại hải sản rất bổ dưỡng và an toàn cho bà bầu, nhất là những thai phụ có nhu cầu dinh dưỡng cao như bà bầu song thai hay đa thai. Không chỉ là nguồn cung lý tưởng của protein, tôm còn có rất ít chất béo, giàu selen và vitamin D, cũng như rất dễ chế biến thành các món ăn thơm ngon, dễ thưởng thức.
Ngũ cốc. Hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng đều chứa axit folic, vitamin nhóm B làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi nếu mẹ dùng thường xuyên trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, ngũ cốc rất giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động tốt hơn, giảm chứng khó tiêu và táo bón rất hay gặp trong thời gian thai nghén. Để ngon miệng hơn với món ăn đầy dinh dưỡng này, các mẹ bầu có thể trộn chung với sữa vào mỗi buổi sáng và các buổi ăn nhẹ trong ngày.