Ăn sữa chua trước bữa ăn. Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Nhưng điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt. Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Cho con dưới 1 tuổi hoặc bị bệnh ăn sữa chua. Đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng bệnh đường ruột khác. Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua, bởi trong giai đoạn phôi thai, hệ thống tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, hàng rào niêm mạc dạ dày không phải là hoàn hảo, acid dạ dày và pepsin hoạt động là thấp, vì vậy không thể tiêu hóa sữa chua. Sữa chua ăn lúc nào cũng được, ăn càng nhiều càng tốt. Nhiều phụ huynh tin rằng, sữa chua là ‘thần dược’ cho hệ tiêu hóa nên ‘thả cửa’ cho trẻ ăn bất kể khi nào chúng muốn. Sự thật, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các dung môi trong dạ dày, làm giảm sự thèm ăn và lạnh bụng.Hâm nóng sữa chua trước khi cho con ăn. Vì lý do sợ con ăn sữa chua lạnh sẽ viêm họng, một số bà mẹ có thói quen hâm nóng sữa chua bằng lò vi sóng hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm. Sự thật, các sóng viba trong lò vi sóng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn lợi tiêu hóa và chất đạm có trong sữa chua. Nước ngâm quá nóng cũng làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn này. Không xem hạn sử dụng. Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ, đó là tùy tiện ra hàng tạp hóa hay đi siêu thị bỏ vài hộp sữa chua vào giỏ mà quên mất không xem Hạn sử dụng của sữa chua. Đặc biệt, có nhiều mẹ nghĩ sữa chua dưới đáy ghi hạn sử dụng dài, chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được nên mua cả chục hộp về cho con ăn dần. Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua mua về có thể sử dụng trong 2 tuần nhưng để tốt nhất cho trẻ, mẹ chỉ nên để sữa chua trong vòng 1 tuần. Coi sữa chua dạng nước và đặc là một. Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau. Sữa chua càng đặc càng tốt. Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm. Sữa chua có thể kết hợp với tất cả các loại thực phẩm. Sữa chua được kết hợp với một số loại thực phẩm khác sẽ mang lại hương vị tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp sữa chua với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, họ có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua. Các loại thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ thịt mẹ cũng không nên cho bé ăn với sữa chua vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, thậm chí tử vong.
Ăn sữa chua trước bữa ăn. Một số bà mẹ quan niệm rằng cho ăn sữa chua trước bữa ăn sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn và tiêu hóa tốt hơn. Nhưng điều này sẽ làm sữa chua bị mất tác dụng vì khuẩn lactic trong sữa bị dịch vị tiêu diệt. Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn sữa chua là sau bữa chính, sau khi uống thuốc… khoảng 2 tiếng. Lúc này khuẩn trong sữa chua sẽ có môi trường phù hợp nhất, góp phần tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả.
Cho con dưới 1 tuổi hoặc bị bệnh ăn sữa chua. Đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng bệnh đường ruột khác. Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua, bởi trong giai đoạn phôi thai, hệ thống tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, hàng rào niêm mạc dạ dày không phải là hoàn hảo, acid dạ dày và pepsin hoạt động là thấp, vì vậy không thể tiêu hóa sữa chua.
Sữa chua ăn lúc nào cũng được, ăn càng nhiều càng tốt. Nhiều phụ huynh tin rằng, sữa chua là ‘thần dược’ cho hệ tiêu hóa nên ‘thả cửa’ cho trẻ ăn bất kể khi nào chúng muốn. Sự thật, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của các dung môi trong dạ dày, làm giảm sự thèm ăn và lạnh bụng.
Hâm nóng sữa chua trước khi cho con ăn. Vì lý do sợ con ăn sữa chua lạnh sẽ viêm họng, một số bà mẹ có thói quen hâm nóng sữa chua bằng lò vi sóng hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm. Sự thật, các sóng viba trong lò vi sóng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn lợi tiêu hóa và chất đạm có trong sữa chua. Nước ngâm quá nóng cũng làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn này.
Không xem hạn sử dụng. Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ, đó là tùy tiện ra hàng tạp hóa hay đi siêu thị bỏ vài hộp sữa chua vào giỏ mà quên mất không xem Hạn sử dụng của sữa chua. Đặc biệt, có nhiều mẹ nghĩ sữa chua dưới đáy ghi hạn sử dụng dài, chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được nên mua cả chục hộp về cho con ăn dần. Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua mua về có thể sử dụng trong 2 tuần nhưng để tốt nhất cho trẻ, mẹ chỉ nên để sữa chua trong vòng 1 tuần.
Coi sữa chua dạng nước và đặc là một. Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.
Sữa chua càng đặc càng tốt. Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.
Sữa chua có thể kết hợp với tất cả các loại thực phẩm. Sữa chua được kết hợp với một số loại thực phẩm khác sẽ mang lại hương vị tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên kết hợp sữa chua với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, họ có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua. Các loại thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ thịt mẹ cũng không nên cho bé ăn với sữa chua vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, thậm chí tử vong.