Viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Nó không đe dọa đến cuộc sống của người bệnh nhưng lại gây đau rát và khó chịu. Để điều trị bệnh này, mọi người nghĩ ngay đến kháng sinh nhưng nếu không muốn có thể dùng đến liệu pháp dân gian, thảo dược tự nhiên. Ảnh: Suckhoecongdong.Kim tiền thảo. Cây này còn được gọi là vẩy rồng, mắt trâu, đồng tiền lông. Cây kim tiền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, thông đờm. Dùng 30g kim tiền thảo, 20g cây râu mèo, 12g rễ cỏ tranh, 10g mã đề nấu cùng 750ml nước sắc còn 200ml chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng trong 30 ngày. Ảnh: Chuthapdo.Dứa dại. Loại cây này mọc các vùng ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn. Để trị bệnh viêm nhiễm tiết niệu, dùng rễ dứa dại 16g, ý dĩ 16g, trạch tả 12g, kim ngân hoa 16g, cam thảo nam 12g sắc cùng 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Baotayninh.Hải kim sa. Đây là loại cây mọc hoang khắp bờ bụi dễ tìm dễ kiếm. Dân gian thường dùng để sắc nước uống thông tiểu tiện và chữa viêm đường tiết niệu. Dùng hải kim sa 30g, trà xanh 15g, gừng tươi 2 nhánh, cam thảo 5g. Hải kim sa, trà tán bột. Ngày 2-3 lần, mỗi lần lấy 9g bột và cho thêm cam thảo, gừng nấu nước uống. Ảnh: Blogcaycanh.Rau dừa nước. Loại rau này còn được dùng đọt non làm rau ăn mát, trị chứng tiểu buốt và viêm tiết niệu. Dùng rau dừa nước và rau ngổ mỗi thứ 100g sắc lấy nước uống ngày 3 lần trong nhiều ngày để chữa bệnh này. Ảnh: Chuaviemdaitrang.Trạch tả. Còn được gọi là cây mã đề nước, cao khoảng 40-50cm. Người ta thu hái thân rễ vào mua thu, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng. Dùng trạch tả 12g, cây mã đề 12g, trư linh 12g, thạch vĩ 12g, xuyên mộc hương 8g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống để trị bệnh viêm đường tiết niệu. Ảnh: Suckhoedoisong.Mã đề. Là cây thân thảo, cao chỉ độ 10-15cm. Loại cây này có rất nhiều dược chất quý chữa được nhiều bệnh. Để chữa viêm đường tiết niệu, hãy dùng 50g mã đề tươi, 30g củ sắn, 20g rễ cỏ tranh sắc thành nước uống 2 lần một ngày vào lúc đói. Nếu vị khó uống có thể thêm thìa đường. Dùng nước này trong 3 ngày liên tục. Ảnh: Thuoctothoaviet.Cỏ phượng vĩ. Còn có tên cỏ seo gà, lá xòe như đuôi gà thường mọc ở nơi ẩm thấp, bãi đất hoang. Có thể dùng loại cỏ này để chữa viêm đường tiết niệu. Liều dùng: 30g cỏ seo gà, 20g lá mã đề 20g rau sam, 16g cam thảo đất sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống mỗi 2-3 lần. Ảnh: Tapchidongy.Ngải cứu dùng cả rễ 45g, cỏ seo gà 15g, rễ cỏ tranh 15g, mật ong 10g. Ngải cứu, rễ cỏ tranh, cỏ seo gà trộn đều cho vào nồi đổ nước vừa đủ đun sôi trong 15-20 phút, lấy nước thuốc hòa mật ong uống nóng. Ngày uống 1 thang chia 2 lần trước bữa ăn. Ảnh: Ykhoaviet.
Viêm đường tiết niệu là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Nó không đe dọa đến cuộc sống của người bệnh nhưng lại gây đau rát và khó chịu. Để điều trị bệnh này, mọi người nghĩ ngay đến kháng sinh nhưng nếu không muốn có thể dùng đến liệu pháp dân gian, thảo dược tự nhiên. Ảnh: Suckhoecongdong.
Kim tiền thảo. Cây này còn được gọi là vẩy rồng, mắt trâu, đồng tiền lông. Cây kim tiền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, thông đờm. Dùng 30g kim tiền thảo, 20g cây râu mèo, 12g rễ cỏ tranh, 10g mã đề nấu cùng 750ml nước sắc còn 200ml chia làm 2 lần, uống trước bữa ăn. Dùng trong 30 ngày. Ảnh: Chuthapdo.
Dứa dại. Loại cây này mọc các vùng ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn. Để trị bệnh viêm nhiễm tiết niệu, dùng rễ dứa dại 16g, ý dĩ 16g, trạch tả 12g, kim ngân hoa 16g, cam thảo nam 12g sắc cùng 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Baotayninh.
Hải kim sa. Đây là loại cây mọc hoang khắp bờ bụi dễ tìm dễ kiếm. Dân gian thường dùng để sắc nước uống thông tiểu tiện và chữa viêm đường tiết niệu. Dùng hải kim sa 30g, trà xanh 15g, gừng tươi 2 nhánh, cam thảo 5g. Hải kim sa, trà tán bột. Ngày 2-3 lần, mỗi lần lấy 9g bột và cho thêm cam thảo, gừng nấu nước uống. Ảnh: Blogcaycanh.
Rau dừa nước. Loại rau này còn được dùng đọt non làm rau ăn mát, trị chứng tiểu buốt và viêm tiết niệu. Dùng rau dừa nước và rau ngổ mỗi thứ 100g sắc lấy nước uống ngày 3 lần trong nhiều ngày để chữa bệnh này. Ảnh: Chuaviemdaitrang.
Trạch tả. Còn được gọi là cây mã đề nước, cao khoảng 40-50cm. Người ta thu hái thân rễ vào mua thu, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng. Dùng trạch tả 12g, cây mã đề 12g, trư linh 12g, thạch vĩ 12g, xuyên mộc hương 8g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc uống để trị bệnh viêm đường tiết niệu. Ảnh: Suckhoedoisong.
Mã đề. Là cây thân thảo, cao chỉ độ 10-15cm. Loại cây này có rất nhiều dược chất quý chữa được nhiều bệnh. Để chữa viêm đường tiết niệu, hãy dùng 50g mã đề tươi, 30g củ sắn, 20g rễ cỏ tranh sắc thành nước uống 2 lần một ngày vào lúc đói. Nếu vị khó uống có thể thêm thìa đường. Dùng nước này trong 3 ngày liên tục. Ảnh: Thuoctothoaviet.
Cỏ phượng vĩ. Còn có tên cỏ seo gà, lá xòe như đuôi gà thường mọc ở nơi ẩm thấp, bãi đất hoang. Có thể dùng loại cỏ này để chữa viêm đường tiết niệu. Liều dùng: 30g cỏ seo gà, 20g lá mã đề 20g rau sam, 16g cam thảo đất sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống mỗi 2-3 lần. Ảnh: Tapchidongy.
Ngải cứu dùng cả rễ 45g, cỏ seo gà 15g, rễ cỏ tranh 15g, mật ong 10g. Ngải cứu, rễ cỏ tranh, cỏ seo gà trộn đều cho vào nồi đổ nước vừa đủ đun sôi trong 15-20 phút, lấy nước thuốc hòa mật ong uống nóng. Ngày uống 1 thang chia 2 lần trước bữa ăn. Ảnh: Ykhoaviet.