Rối loạn thân nhiệt. Triệu chứng này thường thấy ở trẻ sinh nhẹ cân. Hiện tượng thường gặp nhất là hạ thân nhiệt. Biến chứng này dễ cướp đi sinh mạng của bé. Rối loạn hô hấp: Trẻ sơ sinh non tháng dễ tím tái, thở gắng sức. Đa số trường hợp, triệu chứng này là hậu quả của bệnh màng trong, do thiếu hụt hoạt tố sunfactan nên nhu phổi không giãn nở tốt được để trao đổi không khí. Bệnh này rất dễ gây tử vong cho trẻ non tháng. Bệnh nhiễm trùng: Do chức năng miễn dịch kèm nên trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhất là viêm ruột hoại tử. Khi bị nhiễm trùng các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, khó chẩn đoán và gây tử vong cao. Nhiễm trùng da. Thường thấy nhất là chứng viêm da, hăm đỏ da, nhiễm trùng có mủ, nhiễm trùng rốn. Bệnh có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu. Phụ huynh nếu thấy hiện tượng bé đỏ rốn hoặc quanh chân rốn, rỉ nước có mùi thì nên khám ngay. Ngoài vệ sinh rốn, bố mẹ cũng nên vệ sinh vùng bẹn. Cần lau sạch và giữ khô ráo vùng kín sau mỗi lần bé đi vệ sinh. Bệnh xuất huyết: Trẻ sinh non tháng có sự thiếu hụt các yếu tố đông máu nên có thể bị xuất huyết ở nhiều cơ quan phủ tạng như mật, dạ dày, phổi, đường tiết niệu, gây thiếu máu cấp tính. Trường hợp nặng có thể gây xuất huyết não, khiến trẻ co giật, hôn mê và tử vong. Bệnh xơ hóa võng mạc: Do ngộ độc oxy khi dùng liều cao trên 45% ở những trẻ non tháng. Nồng độ oxy trong máu quá cao làm cho các mao quấn quanh võng mạc giãn nở và co thắt bất thường, gây tổn thương thần kinh thị giác khiến trẻ mù lòa. Ngạt. Ngạt ở trẻ sinh non có thể xảy ra trong giai đoạn chu sinh (trước sinh) và giai đoạn sơ sinh (khoảng 4 tuần sau khi chào đời). Ngạt có thể khiến bé tử vong nếu không được bác sĩ chẩn đoán trước tình hình và xử trí kịp thời. Vàng da. Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp sẽ gây nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời. Bệnh do gan của trẻ sinh non chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa. Bé có trọng lượng dưới 1,5kg lúc sinh thì tỷ lệ vàng da là 100%, cần được điều trị sớm bằng đèn chiếu. Phụ huynh cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra cho bé.Bệnh lý thần kinh. Đây là bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cả thể chất của trẻ. Những bé mắc bệnh thường gây biểu hiện co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ. Phụ huynh cần chú ý yếu tố tâm thần vận động và đo vòng đầu của bé để sớm can thiệp nếu bệnh xảy ra. Chậm tăng trưởng thể chất. Bệnh thường thấy do sữa mẹ không đủ cho trẻ bú hoặc kém, bé không hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Bệnh dễ khiến bé bị suy còi, không phát triển chiều cao. Với những trường hợp này, phụ huynh cần đưa con đi khám để được theo dõi cân nặng, vòng đầu, chiều cao và tư vấn dinh dưỡng hợp lý.
Rối loạn thân nhiệt. Triệu chứng này thường thấy ở trẻ sinh nhẹ cân. Hiện tượng thường gặp nhất là hạ thân nhiệt. Biến chứng này dễ cướp đi sinh mạng của bé.
Rối loạn hô hấp: Trẻ sơ sinh non tháng dễ tím tái, thở gắng sức. Đa số trường hợp, triệu chứng này là hậu quả của bệnh màng trong, do thiếu hụt hoạt tố sunfactan nên nhu phổi không giãn nở tốt được để trao đổi không khí. Bệnh này rất dễ gây tử vong cho trẻ non tháng.
Bệnh nhiễm trùng: Do chức năng miễn dịch kèm nên trẻ non tháng dễ bị nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhất là viêm ruột hoại tử. Khi bị nhiễm trùng các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, khó chẩn đoán và gây tử vong cao.
Nhiễm trùng da. Thường thấy nhất là chứng viêm da, hăm đỏ da, nhiễm trùng có mủ, nhiễm trùng rốn. Bệnh có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu. Phụ huynh nếu thấy hiện tượng bé đỏ rốn hoặc quanh chân rốn, rỉ nước có mùi thì nên khám ngay. Ngoài vệ sinh rốn, bố mẹ cũng nên vệ sinh vùng bẹn. Cần lau sạch và giữ khô ráo vùng kín sau mỗi lần bé đi vệ sinh.
Bệnh xuất huyết: Trẻ sinh non tháng có sự thiếu hụt các yếu tố đông máu nên có thể bị xuất huyết ở nhiều cơ quan phủ tạng như mật, dạ dày, phổi, đường tiết niệu, gây thiếu máu cấp tính. Trường hợp nặng có thể gây xuất huyết não, khiến trẻ co giật, hôn mê và tử vong.
Bệnh xơ hóa võng mạc: Do ngộ độc oxy khi dùng liều cao trên 45% ở những trẻ non tháng. Nồng độ oxy trong máu quá cao làm cho các mao quấn quanh võng mạc giãn nở và co thắt bất thường, gây tổn thương thần kinh thị giác khiến trẻ mù lòa.
Ngạt. Ngạt ở trẻ sinh non có thể xảy ra trong giai đoạn chu sinh (trước sinh) và giai đoạn sơ sinh (khoảng 4 tuần sau khi chào đời). Ngạt có thể khiến bé tử vong nếu không được bác sĩ chẩn đoán trước tình hình và xử trí kịp thời.
Vàng da. Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp sẽ gây nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời. Bệnh do gan của trẻ sinh non chưa phát triển đủ để thực hiện chức năng chuyển hóa. Bé có trọng lượng dưới 1,5kg lúc sinh thì tỷ lệ vàng da là 100%, cần được điều trị sớm bằng đèn chiếu. Phụ huynh cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra cho bé.
Bệnh lý thần kinh. Đây là bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và cả thể chất của trẻ. Những bé mắc bệnh thường gây biểu hiện co giật chi, trợn mắt, quẹo cổ. Phụ huynh cần chú ý yếu tố tâm thần vận động và đo vòng đầu của bé để sớm can thiệp nếu bệnh xảy ra.
Chậm tăng trưởng thể chất. Bệnh thường thấy do sữa mẹ không đủ cho trẻ bú hoặc kém, bé không hấp thu tốt chất dinh dưỡng. Bệnh dễ khiến bé bị suy còi, không phát triển chiều cao. Với những trường hợp này, phụ huynh cần đưa con đi khám để được theo dõi cân nặng, vòng đầu, chiều cao và tư vấn dinh dưỡng hợp lý.