Sử dụng tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu. Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy. Đối với trường hợp bé đã bị hăm tã, bố mẹ nên rửa sạch vùng da bị hăm, lau khô, bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé. Chỉ vệ sinh bằng nước và bông y tế. Không nên lau chùi vùng quấn tã cho bé bằng thứ gì khác, ngoài nước ấm sạch và bông vệ sinh. Sau đó, thấm khô nhẹ nhàng với một chiếc khăn vải sạch, không bị sờn rách.Dùng kem chống hăm. Bạn nên chọn loại kem chống hăm hữu cơ (organic cream) dịu nhẹ với làn da bé. Loại kem này có thể chứa calendula (chất được chiết xuất từ cúc vạn thọ). Tuy nhiên, nếu những nốt ban nặng hơn, bạn nên tìm kem chống hăm có chứa kẽm. Không chỉ tốt cho da, kem chống hăm chứa kẽm còn bảo vệ làn da bị thương khỏi tác động của nước tiểu hay phân. Cởi truồng. Không phải để bé ‘cởi truồng’ suốt ngày, nhất là khi trời lạnh. Nhưng sau khi tắm hoặc thay tã, nếu thời tiết ấm, bạn tạm thời đừng đóng bỉm vội cho con. Có thể đặt bé nằm trong chiếc khăn tắm khô và quấn khăn lại.
Sử dụng tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng.
Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.
Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.
Đối với trường hợp bé đã bị hăm tã, bố mẹ nên rửa sạch vùng da bị hăm, lau khô, bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé.
Chỉ vệ sinh bằng nước và bông y tế. Không nên lau chùi vùng quấn tã cho bé bằng thứ gì khác, ngoài nước ấm sạch và bông vệ sinh. Sau đó, thấm khô nhẹ nhàng với một chiếc khăn vải sạch, không bị sờn rách.
Dùng kem chống hăm. Bạn nên chọn loại kem chống hăm hữu cơ (organic cream) dịu nhẹ với làn da bé. Loại kem này có thể chứa calendula (chất được chiết xuất từ cúc vạn thọ). Tuy nhiên, nếu những nốt ban nặng hơn, bạn nên tìm kem chống hăm có chứa kẽm. Không chỉ tốt cho da, kem chống hăm chứa kẽm còn bảo vệ làn da bị thương khỏi tác động của nước tiểu hay phân.
Cởi truồng. Không phải để bé ‘cởi truồng’ suốt ngày, nhất là khi trời lạnh. Nhưng sau khi tắm hoặc thay tã, nếu thời tiết ấm, bạn tạm thời đừng đóng bỉm vội cho con. Có thể đặt bé nằm trong chiếc khăn tắm khô và quấn khăn lại.