Thảm chống trơn. Trong phòng tắm nhà bạn nên để ít nhất một tấm thảm chống trơn ở sàn nhà và một tấm ở trong bồn tắm (nếu có) để phòng tránh nguy cơ bé trượt chân gây tổn thương cơ, xương hoặc có thể bị sặc nước. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn các tấm chống trơn trong bồn tắm có hình thù rất ngộ nghĩnh phù hợp với ý thích của bé. Miếng bịt ổ điện. Nếu trong nhà có ổ điện bố trí ở vị trí thấp hoặc ở nơi bé có thể với được, bạn nên sử dụng miếng bịt ổ điện để ngăn ngừa nguy cơ bé chọc tay hay đồ chơi kim loại vào gây ra giật điện. Miếng bịt ổ điện thường được làm bằng nhựa, có loại có thêm khóa an toàn hiện có thể dễ dàng tìm mua ở thị trường. Dầu gội không cay mắt. Những loại dầu gội không cay mắt và mềm mại sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bé yêu của bạn. Hiện nay trên thị trường cũng có những bộ sản phẩm vừa dùng để làm sữa tắm, vừa có thể dùng làm dầu gội. Các mẹ có thể tìm hiểu trên thị trường để biết thêm chi tiết. Miếng bịt cạnh bàn. Không chỉ những vật sắc nhọn như dao, kéo mà cạnh bàn, cạnh ghế cũng có thể gây đau, chảy máu cho bé. Đây là những nơi bé rất dễ va chân, tay và thậm chí cả đầu trong khi di chuyển hoặc chơi đùa.Đai giữ đồ vật. Khi bé bắt đầu học đứng, học đi là thời gian mà bạn nên gia cố “độ kết nối” giữa các thiết bị và đồ đạc nặng với tường nhà bằng một, hai dây đai thật chắc chắn. Bởi khi bám tay vào các đồ vật như giá sách, tủ, bàn, ghế… bé có xu hướng kéo các đồ vật này về phía mình và nếu không được giữ cố định một cách chắn chắn, chúng có thể đổ vào người bé. Thuốc mỡ chữa hăm da. Cho dù mẹ có dùng tã vải hay tã dùng một lần thì bé vẫn có thể bị hăm tã. Vì thế, mẹ nên đặt một tấm lót dưới lớp tã để có thể bảo vệ mông bé khỏi bị hăm. Kem chống nắng. Mẹ nên dùng kem chống nắng dành cho trẻ em để có thể bảo vệ được làn da nhạy cảm của bé. Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, ngay cả khi bạn đã bôi kem chống nắng cho bé.Bao tay. Chân tay bé thường chuyển động lung tung, đôi khi còn làm tự làm rách cả da của mình. Để tránh không để bé tự cào xước mặt hay các vùng da khác trên cơ thể, mẹ hãy cho bé đeo bao tay thường xuyên. Bộ sơ cứu vết thương. Bất kì một tai nạn nhỏ nào cũng có thể xảy ra đối với bé. Bởi thế bạn cần chuẩn bị một bộ sơ cứu vết thương, bao gồm băng sát trùng, gạc, bông… Chặn cửa, chặn cầu thang. Với một em bé biết trườn, bò hay biết đi thì tấm chặn cửa là vật dụng hữu hiệu để khoanh vùng khu vực an toàn và ngăn bé di chuyển đến những nơi có thể gây nguy hiểm trong nhà. Bạn có thể đặt chặn cửa ở cửa phòng ngủ của bé hay phòng tắm, phòng bếp, hai đầu cầu thang… và một số nơi khác tùy theo sự bố trí trong nhà của bạn. Bộ cắt móng tay móng chân. Móng tay và móng chân của bé cực kì mỏng manh và cũng phát triển rất nhanh. Vì thế mẹ nên chú ý cắt móng tay móng chân cho bé thật thường xuyên để giữ an toàn cho bé nhé! Nếu như bạn lo sợ rằng sẽ làm bé bị thương khi cắt móng cho bé thì bạn có thể dùng chiếc giũa móng hoặc có thể chờ cho tới lúc bé ngủ.
Thảm chống trơn. Trong phòng tắm nhà bạn nên để ít nhất một tấm thảm chống trơn ở sàn nhà và một tấm ở trong bồn tắm (nếu có) để phòng tránh nguy cơ bé trượt chân gây tổn thương cơ, xương hoặc có thể bị sặc nước. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn các tấm chống trơn trong bồn tắm có hình thù rất ngộ nghĩnh phù hợp với ý thích của bé.
Miếng bịt ổ điện. Nếu trong nhà có ổ điện bố trí ở vị trí thấp hoặc ở nơi bé có thể với được, bạn nên sử dụng miếng bịt ổ điện để ngăn ngừa nguy cơ bé chọc tay hay đồ chơi kim loại vào gây ra giật điện. Miếng bịt ổ điện thường được làm bằng nhựa, có loại có thêm khóa an toàn hiện có thể dễ dàng tìm mua ở thị trường.
Dầu gội không cay mắt. Những loại dầu gội không cay mắt và mềm mại sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bé yêu của bạn. Hiện nay trên thị trường cũng có những bộ sản phẩm vừa dùng để làm sữa tắm, vừa có thể dùng làm dầu gội. Các mẹ có thể tìm hiểu trên thị trường để biết thêm chi tiết.
Miếng bịt cạnh bàn. Không chỉ những vật sắc nhọn như dao, kéo mà cạnh bàn, cạnh ghế cũng có thể gây đau, chảy máu cho bé. Đây là những nơi bé rất dễ va chân, tay và thậm chí cả đầu trong khi di chuyển hoặc chơi đùa.
Đai giữ đồ vật. Khi bé bắt đầu học đứng, học đi là thời gian mà bạn nên gia cố “độ kết nối” giữa các thiết bị và đồ đạc nặng với tường nhà bằng một, hai dây đai thật chắc chắn. Bởi khi bám tay vào các đồ vật như giá sách, tủ, bàn, ghế… bé có xu hướng kéo các đồ vật này về phía mình và nếu không được giữ cố định một cách chắn chắn, chúng có thể đổ vào người bé.
Thuốc mỡ chữa hăm da. Cho dù mẹ có dùng tã vải hay tã dùng một lần thì bé vẫn có thể bị hăm tã. Vì thế, mẹ nên đặt một tấm lót dưới lớp tã để có thể bảo vệ mông bé khỏi bị hăm.
Kem chống nắng. Mẹ nên dùng kem chống nắng dành cho trẻ em để có thể bảo vệ được làn da nhạy cảm của bé. Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, ngay cả khi bạn đã bôi kem chống nắng cho bé.
Bao tay. Chân tay bé thường chuyển động lung tung, đôi khi còn làm tự làm rách cả da của mình. Để tránh không để bé tự cào xước mặt hay các vùng da khác trên cơ thể, mẹ hãy cho bé đeo bao tay thường xuyên.
Bộ sơ cứu vết thương. Bất kì một tai nạn nhỏ nào cũng có thể xảy ra đối với bé. Bởi thế bạn cần chuẩn bị một bộ sơ cứu vết thương, bao gồm băng sát trùng, gạc, bông…
Chặn cửa, chặn cầu thang. Với một em bé biết trườn, bò hay biết đi thì tấm chặn cửa là vật dụng hữu hiệu để khoanh vùng khu vực an toàn và ngăn bé di chuyển đến những nơi có thể gây nguy hiểm trong nhà. Bạn có thể đặt chặn cửa ở cửa phòng ngủ của bé hay phòng tắm, phòng bếp, hai đầu cầu thang… và một số nơi khác tùy theo sự bố trí trong nhà của bạn.
Bộ cắt móng tay móng chân. Móng tay và móng chân của bé cực kì mỏng manh và cũng phát triển rất nhanh. Vì thế mẹ nên chú ý cắt móng tay móng chân cho bé thật thường xuyên để giữ an toàn cho bé nhé! Nếu như bạn lo sợ rằng sẽ làm bé bị thương khi cắt móng cho bé thì bạn có thể dùng chiếc giũa móng hoặc có thể chờ cho tới lúc bé ngủ.