1. Phô mai. Là một trong những món ăn rất được các bà mẹ Việt ưa chuộng vì độ thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời có trong nó. Nhiều chị em nghĩ rằng nó nhiều dưỡng chất và cho con ăn vô tội vạ. Các mẹ hãy nhớ, trong phô mai có rất nhiều chất béo và khi bỏ 1 viên vào cháo, mẹ hãy bớt đi chút dầu ăn hay lượng mỡ để cân bằng các chất. Phô mai cũng là loại thực phẩm rất kén nhóm đi cùng. Các mẹ đặc biệt lưu ý nếu kết hợp phô mai với các rau mồng tơi, cua, lươn hay rau dền sẽ khiến bé dễ đau bụng. Bạn nên kết hợp phô mai với khoai tây, cà rốt, thịt bò, thịt gà để bé tăng cường hấp thụ hơn.2. Váng sữa. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao nhưng lại quá ít chất đạm, nghèo chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Vì điều này nó không thể được dùng thay sữa. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò mẹ không nên cho con ăn loại thực phẩm này. Và lưu ý rằng, váng sữa rất dễ hỏng nên mẹ phải bảo quản tủ lạnh ở nhiệt độ tương đối ổn định. Sau khi mua dùng càng sớm càng tốt. 3. Hoa quả. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên cho trẻ uống hoặc ăn hoa quả sau bữa ăn chính, nếu dùng trước bữa ăn sẽ khiến bé đầy bụng, giảm cơn thèm ăn đối với những loại thực phẩm khác. Mỗi lần cho bé ăn từ 50 - 100gr hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi bé. Đối với trẻ dưới 8 tháng tuổi, mẹ nên hấp chín trái cây trước khi ép lấy nước cho bé uống để tránh ngộ độc thực phẩm. Nếu mua nước trái cây, bạn nên chọn loại 100% nguyên chất đã được thanh trùng. Mẹ hãy pha loãng theo tỷ lệ 25% nước trái cây, 75% nước đun sôi để nguội vì nước trái cây chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe của trẻ. 4. Các bà mẹ Việt thường có suy nghĩ cho con ăn sữa chua buổi tối sẽ chẳng ích lợi gì. Điều đó hoàn toàn sai. Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Các bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với tiêu chuẩn như sau: bé từ 6-10 tháng: 50g/ngày. Bé từ 1-2 tuổi: 80g/ngày. Bé trên 2 tuổi: 100g/ngày. 5. Dầu ăn. Trong đa số các loại dầu ăn có chứa một thành phần chất béo quý rất tốt cho sức khỏe, đó là chất béo chưa bão hòa. Tuy nhiên, chất béo có lợi này không bền vững, khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình chế biến thức ăn sẽ bị biến đổi thành chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.Các mẹ có thể sử dụng luân phiên 3 loại dầu sau đây để tận dụng tối đa lợi ích của từng loại dầu ăn cũng như cho trẻ được đổi vị hàng ngày như dầu ô liu, dầu gấc hoặc dầu làm từ quả hạnh đào.
1. Phô mai. Là một trong những món ăn rất được các bà mẹ Việt ưa chuộng vì độ thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời có trong nó. Nhiều chị em nghĩ rằng nó nhiều dưỡng chất và cho con ăn vô tội vạ. Các mẹ hãy nhớ, trong phô mai có rất nhiều chất béo và khi bỏ 1 viên vào cháo, mẹ hãy bớt đi chút dầu ăn hay lượng mỡ để cân bằng các chất.
Phô mai cũng là loại thực phẩm rất kén nhóm đi cùng. Các mẹ đặc biệt lưu ý nếu kết hợp phô mai với các rau mồng tơi, cua, lươn hay rau dền sẽ khiến bé dễ đau bụng. Bạn nên kết hợp phô mai với khoai tây, cà rốt, thịt bò, thịt gà để bé tăng cường hấp thụ hơn.
2. Váng sữa. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao nhưng lại quá ít chất đạm, nghèo chất khoáng và vi chất dinh dưỡng. Vì điều này nó không thể được dùng thay sữa.
Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò mẹ không nên cho con ăn loại thực phẩm này. Và lưu ý rằng, váng sữa rất dễ hỏng nên mẹ phải bảo quản tủ lạnh ở nhiệt độ tương đối ổn định. Sau khi mua dùng càng sớm càng tốt.
3. Hoa quả. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên cho trẻ uống hoặc ăn hoa quả sau bữa ăn chính, nếu dùng trước bữa ăn sẽ khiến bé đầy bụng, giảm cơn thèm ăn đối với những loại thực phẩm khác. Mỗi lần cho bé ăn từ 50 - 100gr hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi bé.
Đối với trẻ dưới 8 tháng tuổi, mẹ nên hấp chín trái cây trước khi ép lấy nước cho bé uống để tránh ngộ độc thực phẩm. Nếu mua nước trái cây, bạn nên chọn loại 100% nguyên chất đã được thanh trùng. Mẹ hãy pha loãng theo tỷ lệ 25% nước trái cây, 75% nước đun sôi để nguội vì nước trái cây chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
4. Các bà mẹ Việt thường có suy nghĩ cho con ăn sữa chua buổi tối sẽ chẳng ích lợi gì. Điều đó hoàn toàn sai. Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi.
Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Các bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với tiêu chuẩn như sau: bé từ 6-10 tháng: 50g/ngày. Bé từ 1-2 tuổi: 80g/ngày. Bé trên 2 tuổi: 100g/ngày.
5. Dầu ăn. Trong đa số các loại dầu ăn có chứa một thành phần chất béo quý rất tốt cho sức khỏe, đó là chất béo chưa bão hòa. Tuy nhiên, chất béo có lợi này không bền vững, khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình chế biến thức ăn sẽ bị biến đổi thành chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.
Các mẹ có thể sử dụng luân phiên 3 loại dầu sau đây để tận dụng tối đa lợi ích của từng loại dầu ăn cũng như cho trẻ được đổi vị hàng ngày như dầu ô liu, dầu gấc hoặc dầu làm từ quả hạnh đào.