Đang sở hữu công ty riêng, chị Đoàn Tuyết Hạnh (38 tuổi) đã quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với mô hình trồng măng tây hữu cơ. Chỉ hơn nửa năm, vườn măng tây của chị Hạnh đã cho thu nhập gần 150 triệu đồng mỗi tháng. (Ảnh: Lao Động)Tháng 6/2017 chị Hạnh đã quyết định thuê 1,5 ha đất tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội và đầu tư tổng số vốn 600 triệu để thực hiện mô hình trồng măng tây hữu cơ với hệ thống tưới nước tự động. (Ảnh: Lao Động)Các sản phẩm măng tây hữu cơ từ vườn của chị Hạnh, lấy thương hiệu là "măng tây Tiên Xuân" hiện nay đang dược cung cấp cho hệ thống nhà hàng, khách sạn và chuỗi cửa hàng rau sạch trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: Lao Động)Măng tây là giống cây thân thảo, dễ sinh trưởng, trồng được cả ở đồng bằng và miền núi nếu được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Từ khi gieo hạt chỉ khoảng 6 tháng là cây đã cho thu hoạch, có thể thu hoạch liên tục trong vòng 10 năm (trong điều kiện chăm sóc tốt có thể thu hoạch từ 15 – 20 năm). (Ảnh: Lao Động)Măng tây là giống cây phát triển nhanh, cần dinh dưỡng thường xuyên, chỉ qua một đêm có thể dài lên đến 15cm, vì vậy, chị Hạnh đã thuê thêm bốn nhân công để chăm sóc và thu hoạch măng tây hàng ngày. (Ảnh: Lao Động)Hiện nay vườn măng tây rộng 1,5ha của chị Hạnh đang cho thu hoạch 70kg – 100kg măng tây/ ngày. Măng tây sau khi thu hoạch từ vườn, sẽ được loại bỏ những cây già, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch và bó thành từng bó nhỏ rồi mới cung cấp ra ngoài thị trường. (Ảnh: Lao Động)Hiện nay măng tây trên thị trường được chia làm 3 loại tùy theo kích thước và có giá dao động từ 110.000 đồng – 150.000 đồng/ kg. Như vậy 1,5 ha măng tây của chị Hạnh đang cung cấp cả tấn măng tây ra thị trường và có thể mang lại doanh thu khoảng 150 triệu đồng mỗi tháng. (Ảnh: Lao Động)Xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cũng có 3 ha trồng măng tây loại trắng và xanh, xuất xứ từ Hà Lan. Trong đó, riêng Hợp tác xã rau quả Hồng Thái trồng 1,2 ha măng tây trong nhà lưới, đang vào mùa thu hoạch. (Ảnh: Vnexpress)Măng sau khi thu hoạch được gom theo chủng loại để tránh gãy ngọn, dập nát. (Ảnh: Vnexpress)Măng tây phân làm ba loại 1, 2, 3 theo độ to nhỏ. Giá măng xanh từ 60.000 đồng/kg; măng trắng là 150.000 đồng/kg. Với 1,2 ha trồng măng tây trong nhà lưới, trung bình mỗi ngày Hợp tác xã Hồng Thái thu hoạch 70kg, bán được khoảng 7 triệu đồng. (Ảnh: Vnexpress)Măng tây được coi là "siêu thực phẩm mùa xuân" nhờ chứa nhiều vitamin như A, C, E, K, B6, cùng các khoáng chất như folate, sắt, đồng, canxi và chất xơ. (Ảnh: Thanh Niên)
Đang sở hữu công ty riêng, chị Đoàn Tuyết Hạnh (38 tuổi) đã quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp với mô hình trồng măng tây hữu cơ. Chỉ hơn nửa năm, vườn măng tây của chị Hạnh đã cho thu nhập gần 150 triệu đồng mỗi tháng. (Ảnh: Lao Động)
Tháng 6/2017 chị Hạnh đã quyết định thuê 1,5 ha đất tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội và đầu tư tổng số vốn 600 triệu để thực hiện mô hình trồng măng tây hữu cơ với hệ thống tưới nước tự động. (Ảnh: Lao Động)
Các sản phẩm măng tây hữu cơ từ vườn của chị Hạnh, lấy thương hiệu là "măng tây Tiên Xuân" hiện nay đang dược cung cấp cho hệ thống nhà hàng, khách sạn và chuỗi cửa hàng rau sạch trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: Lao Động)
Măng tây là giống cây thân thảo, dễ sinh trưởng, trồng được cả ở đồng bằng và miền núi nếu được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết. Từ khi gieo hạt chỉ khoảng 6 tháng là cây đã cho thu hoạch, có thể thu hoạch liên tục trong vòng 10 năm (trong điều kiện chăm sóc tốt có thể thu hoạch từ 15 – 20 năm). (Ảnh: Lao Động)
Măng tây là giống cây phát triển nhanh, cần dinh dưỡng thường xuyên, chỉ qua một đêm có thể dài lên đến 15cm, vì vậy, chị Hạnh đã thuê thêm bốn nhân công để chăm sóc và thu hoạch măng tây hàng ngày. (Ảnh: Lao Động)
Hiện nay vườn măng tây rộng 1,5ha của chị Hạnh đang cho thu hoạch 70kg – 100kg măng tây/ ngày. Măng tây sau khi thu hoạch từ vườn, sẽ được loại bỏ những cây già, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch và bó thành từng bó nhỏ rồi mới cung cấp ra ngoài thị trường. (Ảnh: Lao Động)
Hiện nay măng tây trên thị trường được chia làm 3 loại tùy theo kích thước và có giá dao động từ 110.000 đồng – 150.000 đồng/ kg. Như vậy 1,5 ha măng tây của chị Hạnh đang cung cấp cả tấn măng tây ra thị trường và có thể mang lại doanh thu khoảng 150 triệu đồng mỗi tháng. (Ảnh: Lao Động)
Xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cũng có 3 ha trồng măng tây loại trắng và xanh, xuất xứ từ Hà Lan. Trong đó, riêng Hợp tác xã rau quả Hồng Thái trồng 1,2 ha măng tây trong nhà lưới, đang vào mùa thu hoạch. (Ảnh: Vnexpress)
Măng sau khi thu hoạch được gom theo chủng loại để tránh gãy ngọn, dập nát. (Ảnh: Vnexpress)
Măng tây phân làm ba loại 1, 2, 3 theo độ to nhỏ. Giá măng xanh từ 60.000 đồng/kg; măng trắng là 150.000 đồng/kg. Với 1,2 ha trồng măng tây trong nhà lưới, trung bình mỗi ngày Hợp tác xã Hồng Thái thu hoạch 70kg, bán được khoảng 7 triệu đồng. (Ảnh: Vnexpress)
Măng tây được coi là "siêu thực phẩm mùa xuân" nhờ chứa nhiều vitamin như A, C, E, K, B6, cùng các khoáng chất như folate, sắt, đồng, canxi và chất xơ. (Ảnh: Thanh Niên)