Giá lên tới cả triệu đồng/kg nhưng tôm khô miền Tây vẫn luôn đắt hàng vì chất lượng rất đặc biệt. Ảnh: Zing.Nguyên liệu để làm tôm khô miền Tây phải là tôm sống ngoài tự nhiên như tôm đất, tôm he, tôm sắt...Ảnh: Zing.Tuyệt đối không sử dụng tôm chết sẽ không ngon. Ảnh: Dantocmiennui.Tôm được rửa sạch rồi đem luộc sơ qua. Sau đó, tôm đem phơi cho thật khô. Ảnh: Zing.Nếu vào mùa mưa, tôm được cho vào lò sấy. Ảnh: Langnghe.Để cho ra được những con tôm khô có vị vừa ăn mà vẫn giữ được mùi thơm, người luộc phải canh lửa cháy đều, nêm muối vừa tay và chọn đúng thời điểm vớt tôm. Ảnh: Vanhoamientay.Dù là sấy hay phơi tôm đều phải đảo đều cho khô từ đầu đến đuôi. Tôm phơi dưới nắng to sẽ giữ được màu đỏ và thịt săn chắc hơn. Ảnh: Dulichnangmoi.Tôm phơi khoảng 2 nắng là vỏ khô và giòn. Sau đó, tôm được cho vào vải, dùng chày hoặc chai đập nhẹ cho vỏ bong rồi đổ ra rỗ sàng vỏ cho sạch. Ảnh: Dân Việt.Tôm sau khi bóc vỏ tiếp tục được phơi khoảng 2-3 nắng. Khi tôm có mùi thơm, bẻ con tôm thấy khô từ ngoài vào trong đều như nhau là có thể đem bán. Ảnh: Zing.Thông thường cứ 8-10kg tôm tươi cho 1kg tôm khô. Vì vậy, giá tôm khô dao động từ vào trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng/kg tùy loại. Ảnh: Zing.Những ngày cuối năm là giai đoạn nhộn nhịp nhất của bà con nơi đây. Các cơ sở chế biến tôm tấp nập công nhân làm việc. Ảnh: Zing.Nghề làm tôm khô cũng mang lại thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày cho người dân địa phương. Ảnh: Dulichnangmoi.Video: Tôm khô Rạch Gốc (Cà Mau) (Nguồn THDT)
Giá lên tới cả triệu đồng/kg nhưng tôm khô miền Tây vẫn luôn đắt hàng vì chất lượng rất đặc biệt. Ảnh: Zing.
Nguyên liệu để làm tôm khô miền Tây phải là tôm sống ngoài tự nhiên như tôm đất, tôm he, tôm sắt...Ảnh: Zing.
Tuyệt đối không sử dụng tôm chết sẽ không ngon. Ảnh: Dantocmiennui.
Tôm được rửa sạch rồi đem luộc sơ qua. Sau đó, tôm đem phơi cho thật khô. Ảnh: Zing.
Nếu vào mùa mưa, tôm được cho vào lò sấy. Ảnh: Langnghe.
Để cho ra được những con tôm khô có vị vừa ăn mà vẫn giữ được mùi thơm, người luộc phải canh lửa cháy đều, nêm muối vừa tay và chọn đúng thời điểm vớt tôm. Ảnh: Vanhoamientay.
Dù là sấy hay phơi tôm đều phải đảo đều cho khô từ đầu đến đuôi. Tôm phơi dưới nắng to sẽ giữ được màu đỏ và thịt săn chắc hơn. Ảnh: Dulichnangmoi.
Tôm phơi khoảng 2 nắng là vỏ khô và giòn. Sau đó, tôm được cho vào vải, dùng chày hoặc chai đập nhẹ cho vỏ bong rồi đổ ra rỗ sàng vỏ cho sạch. Ảnh: Dân Việt.
Tôm sau khi bóc vỏ tiếp tục được phơi khoảng 2-3 nắng. Khi tôm có mùi thơm, bẻ con tôm thấy khô từ ngoài vào trong đều như nhau là có thể đem bán. Ảnh: Zing.
Thông thường cứ 8-10kg tôm tươi cho 1kg tôm khô. Vì vậy, giá tôm khô dao động từ vào trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng/kg tùy loại. Ảnh: Zing.
Những ngày cuối năm là giai đoạn nhộn nhịp nhất của bà con nơi đây. Các cơ sở chế biến tôm tấp nập công nhân làm việc. Ảnh: Zing.
Nghề làm tôm khô cũng mang lại thu nhập gần 1 triệu đồng/ngày cho người dân địa phương. Ảnh: Dulichnangmoi.
Video: Tôm khô Rạch Gốc (Cà Mau) (Nguồn THDT)