Để làm nên con tôm khô Rạch Gốc trứ danh, những cơ sở sản xuất tôm khô phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cộng với những bí quyết riêng. Theo Dân Việt, thời điểm này, làng tôm khô Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đang tất bật chuẩn bị hàng hóa để cung ứng cho thị trường tết Nguyên Đán 2017. Ảnh: Dân Việt.Toàn huyện Ngọc Hiển hiện có hơn 15 cơ sở sản xuất tôm khô, mỗi tháng sản xuất từ 20- 30 tấn tôm khô (theo mùa vụ), phần lớn bán cho thị trường TP HCM và các tỉnh miền Tây, giải quyết cho từ 200-300 lao động nông thôn. Ảnh: Dân Việt.Các quy trình cơ bản để chế biến tôm khô Rạch Gốc gồm: Tiếp nhận nguyên liệu – chọn tôm đạt cỡ - rửa sạch – luộc - phơi – sấy - tách vỏ - sàng, lau bóng – phân loại – đóng gói. Tôm khô Rạch Gốc sử dụng nguồn nguyên liệu là con tôm đất thiên nhiên, được khai thác từ vuông (gọi là tôm vuông), sông và biển (gọi là tôm biển). Ảnh: Dân Việt.Khâu luộc tôm được xem là quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng tôm khô và mỗi cơ sở sẽ có một phương pháp riêng. Trong ảnh: Gia đình ông Bùi Hoàng Chương (xã Tân Ân Tây) luộc tôm đất còn sống trên nồi củi khoảng 25 phút với tỷ lệ 10kg tôm – 100gr muối, đặc biệt không dùng nước, nhằm giữ được vị ngọt của thịt tôm. Ảnh: Dân Việt.Khi con tôm đã chín, có màu đỏ, thịt tôm rút lại, tách hoàn toàn với vỏ mới đem phơi và sấy. Con tôm khô đủ chuẩn để tách vỏ phải đảm bảo được sấy ít nhất 2 lần, phơi nắng một lần để vỏ tôm giòn, thịt tôm cứng lại. Ảnh: Dân Việt.Các nhân công đang phân cỡ con tôm khô sau khi được làm sạch. Tôm khô Rạch Gốc có màu đỏ hồng tự nhiên, thịt tôm khô và dẻo, có vị ngọt đậm đà. Ảnh: Dân Việt.Phơi mực, cá khô trên đảo Lý Sơn: Món mực khô hay cá khô ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, thường ngon nức tiếng trong mỗi vị khách bởi cách chế biến và phơi phô đặc biệt của người dân nơi này. Ảnh: ANTĐ.Những chuyến mực và cá ngon được ngư dân mang về phơi khô rồi xuất đi trong ngoài Nam, Bắc. Trong hình là cảnh ngư dân đảo Lý Sơn đang hong mực. Ảnh: ANTĐ.Mực khô Lý Sơn ngon nức tiếng với cách sơ chế riêng của ngư dân. Ảnh: ANTĐ.Mỗi ký mực khô bán được từ 900 đến 1 triệu đồng. Ảnh: ANTĐ.Cảnh sơ chế mực trước khi đem phơi nắng. Ảnh: ANTĐ.Những giàn phơi cá khô thường dựng cao để tránh cát bay. Ảnh: ANTĐ.Trời tháng Sáu nắng cháy da bỏng thịt. Nhưng đối với những người phụ nữ làng chài huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), càng nắng càng tốt, vì giúp họ phơi cá mưu sinh. Ảnh: Báo Pháp Luật.Nghề phơi cá thuê có mặt trên địa bàn các xã ven biển của huyện Thăng Bình khoảng gần 15 năm nay. Nghề này không yêu cầu kỹ thuật cầu kỳ, không đòi hỏi nhiều công sức, “dụng cụ” lao động chính là đôi bàn tay. Nhưng nó góp phần tăng thu nhập cho nhiều thành phần, từ ngư dân trực tiếp đánh bắt hải sản đến chủ xưởng chế biến, từ người làm công đến đơn vị thu mua. Ảnh: Báo Pháp Luật.Bắt đầu từ khoảng tháng 3 hàng năm, đều đặn 4h30 mỗi sáng, những người phụ nữ ở xã Bình Minh (huyện Thăng Bình) lại í ới gọi nhau đi phơi cá mướn. Nghề phơi cá mướn này chủ yếu làm ngoài trời nắng, nắng càng to, cá phơi càng đạt chất lượng, thành phẩm cá sau khi phơi xong là đạt độ khô đúng chuẩn, để được lâu dài không ẩm mốc. Ảnh: Báo Pháp Luật.
Để làm nên con tôm khô Rạch Gốc trứ danh, những cơ sở sản xuất tôm khô phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cộng với những bí quyết riêng. Theo Dân Việt, thời điểm này, làng tôm khô Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đang tất bật chuẩn bị hàng hóa để cung ứng cho thị trường tết Nguyên Đán 2017. Ảnh: Dân Việt.
Toàn huyện Ngọc Hiển hiện có hơn 15 cơ sở sản xuất tôm khô, mỗi tháng sản xuất từ 20- 30 tấn tôm khô (theo mùa vụ), phần lớn bán cho thị trường TP HCM và các tỉnh miền Tây, giải quyết cho từ 200-300 lao động nông thôn. Ảnh: Dân Việt.
Các quy trình cơ bản để chế biến tôm khô Rạch Gốc gồm: Tiếp nhận nguyên liệu – chọn tôm đạt cỡ - rửa sạch – luộc - phơi – sấy - tách vỏ - sàng, lau bóng – phân loại – đóng gói. Tôm khô Rạch Gốc sử dụng nguồn nguyên liệu là con tôm đất thiên nhiên, được khai thác từ vuông (gọi là tôm vuông), sông và biển (gọi là tôm biển). Ảnh: Dân Việt.
Khâu luộc tôm được xem là quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng tôm khô và mỗi cơ sở sẽ có một phương pháp riêng. Trong ảnh: Gia đình ông Bùi Hoàng Chương (xã Tân Ân Tây) luộc tôm đất còn sống trên nồi củi khoảng 25 phút với tỷ lệ 10kg tôm – 100gr muối, đặc biệt không dùng nước, nhằm giữ được vị ngọt của thịt tôm. Ảnh: Dân Việt.
Khi con tôm đã chín, có màu đỏ, thịt tôm rút lại, tách hoàn toàn với vỏ mới đem phơi và sấy. Con tôm khô đủ chuẩn để tách vỏ phải đảm bảo được sấy ít nhất 2 lần, phơi nắng một lần để vỏ tôm giòn, thịt tôm cứng lại. Ảnh: Dân Việt.
Các nhân công đang phân cỡ con tôm khô sau khi được làm sạch. Tôm khô Rạch Gốc có màu đỏ hồng tự nhiên, thịt tôm khô và dẻo, có vị ngọt đậm đà. Ảnh: Dân Việt.
Phơi mực, cá khô trên đảo Lý Sơn: Món mực khô hay cá khô ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, thường ngon nức tiếng trong mỗi vị khách bởi cách chế biến và phơi phô đặc biệt của người dân nơi này. Ảnh: ANTĐ.
Những chuyến mực và cá ngon được ngư dân mang về phơi khô rồi xuất đi trong ngoài Nam, Bắc. Trong hình là cảnh ngư dân đảo Lý Sơn đang hong mực. Ảnh: ANTĐ.
Mực khô Lý Sơn ngon nức tiếng với cách sơ chế riêng của ngư dân. Ảnh: ANTĐ.
Mỗi ký mực khô bán được từ 900 đến 1 triệu đồng. Ảnh: ANTĐ.
Cảnh sơ chế mực trước khi đem phơi nắng. Ảnh: ANTĐ.
Những giàn phơi cá khô thường dựng cao để tránh cát bay. Ảnh: ANTĐ.
Trời tháng Sáu nắng cháy da bỏng thịt. Nhưng đối với những người phụ nữ làng chài huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), càng nắng càng tốt, vì giúp họ phơi cá mưu sinh. Ảnh: Báo Pháp Luật.
Nghề phơi cá thuê có mặt trên địa bàn các xã ven biển của huyện Thăng Bình khoảng gần 15 năm nay. Nghề này không yêu cầu kỹ thuật cầu kỳ, không đòi hỏi nhiều công sức, “dụng cụ” lao động chính là đôi bàn tay. Nhưng nó góp phần tăng thu nhập cho nhiều thành phần, từ ngư dân trực tiếp đánh bắt hải sản đến chủ xưởng chế biến, từ người làm công đến đơn vị thu mua. Ảnh: Báo Pháp Luật.
Bắt đầu từ khoảng tháng 3 hàng năm, đều đặn 4h30 mỗi sáng, những người phụ nữ ở xã Bình Minh (huyện Thăng Bình) lại í ới gọi nhau đi phơi cá mướn. Nghề phơi cá mướn này chủ yếu làm ngoài trời nắng, nắng càng to, cá phơi càng đạt chất lượng, thành phẩm cá sau khi phơi xong là đạt độ khô đúng chuẩn, để được lâu dài không ẩm mốc. Ảnh: Báo Pháp Luật.