Vải thiều Bắc Giang vào thiết kế thời trang độc lạ

Google News

Những ngày đầu tháng 6, trên những triền đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), vải đã bắt đầu cho thu hoạch.

Bên cạnh việc đứng ra làm đầu mối bao tiêu sản phẩm, thì các đơn vị thu mua còn kết hợp với các hợp tác xã triển khai các mô hình tham quan du lịch và biểu diễn thời trang nhằm quảng bá thương hiệu, đồng thời có thể thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Vai thieu Bac Giang vao thiet ke thoi trang doc la
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại chương trình.
Sáng 4/6, tại miệt vườn Phù Thủy vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã diễn ra show trình diễn thời trang mang tên "The Art Of Lychee" với các thiết kế độc lạ lấy cảm hứng từ nông sản, nông dân, phong cảnh của “thủ phủ” vải thiều Bắc Giang.
Vai thieu Bac Giang vao thiet ke thoi trang doc la-Hinh-2
 
Khác với những sàn runway bằng phẳng, lộng lẫy ánh đèn và âm nhạc sống động, lần đầu tiên tại Việt Nam, khán giả được đón xem trình diễn thời trang giữa khu vườn vải thiều. 
Khu vườn rộng gần 15ha, hàng ngày bận rộn tưới tiêu, thu hoạch bỗng chốc hóa thành không gian trình diễn có một không hai. Những con đường đất có chút gập ghềnh, rợp bóng mát và xum xuê trái quả trở thành sàn runway mới lạ và đầy thú vị ngay cả với dàn mẫu nhiều kinh nghiệm.
Vai thieu Bac Giang vao thiet ke thoi trang doc la-Hinh-3
 Bộ trang phục lấy ý tưởng từ cây vải thiều tại buổi biểu diễn.
Ông Duy Dương - Giám đốc sản xuất, MC Đài Truyền hình Việt Nam là người khởi xướng và xây dựng nội dung cho fashion show cho biết: "Show thời trang nhằm tôn vinh hình ảnh người nông dân thế hệ mới, tri thức, chuyên nghiệp, những người ngày đêm trau dồi, cập nhật kiến thức canh tác hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng vượt trội, để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Qua đó, trái vải thiều Bắc Giang không chỉ là một nông sản xuất khẩu thông thường, mà còn là một sứ giả truyền thông, một tấm “visa thông hành” để mang tinh hoa văn hóa, vùng đất và con người Việt Nam ra thế giới”.
Cũng theo ông Dương, mỗi vùng miền tại nhiều nước Châu Âu đều có các hoa hậu, hoa khôi, đại sứ nông sản và quảng bá rất tốt cho du lịch, trái cây địa phương. Để thực sự nâng tầm trái vải quê hương, nên nhìn ở một góc độ khác, trái vải không chỉ là một nông sản đơn thuần mà còn là một đại sứ văn hóa, quảng bá con người, đất nước Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Vai thieu Bac Giang vao thiet ke thoi trang doc la-Hinh-4
 Bà Hoàng Thị Ánh Ngọc trúng đấu giá cây vải thiều bonsai 30.000.000 đồng.
"Tôi tham khảo trên thế giới có rất nhiều mô hình quảng bá nông sản hay, đặc biệt là kết hợp du lịch, trải nghiệm văn hóa như các cuộc thi Hoa hậu bò sữa, hoa hậu nông sản, đại sứ nông sản,.. và gần đây tại Việt Nam thì các show thời trang cũng đang dần trở thành xu thế. Vậy tại sao lại không có những cuộc thi người đẹp về vải thiều, một show thời trang riêng về vải thiều,.. chắc chắn sẽ rất thu hút", ông Dương nói.
Vai thieu Bac Giang vao thiet ke thoi trang doc la-Hinh-5
 Những bộ trang phục được lấy cảm hứng từ vải thiều.
Điều đặc biệt nhất tạo nên chất riêng của show diễn đó chính là 28 bộ trang phục lấy cảm hứng từ vải thiều, vùng đất và con người Bắc Giang, do những nhà thiết kế trẻ tài năng thực hiện.
Bộ trình diễn First Face được lấy ý tưởng từ hình ảnh người nông dân Lục Ngạn, Bắc Giang cùng khung cảnh núi non hùng vĩ, những vườn cây trĩu quả.
Đặc biệt, bộ trang phục sử dụng nguyên bản trang phục của người dân tộc Sán Dìu địa phương, kết hợp cùng chất liệu mới lạ và độc đáo.
Vai thieu Bac Giang vao thiet ke thoi trang doc la-Hinh-6
Chương trình thu hút đông đảo bà con nông dân. 
Ban tổ chức cho biết, bộ trang phục Vedett nặng tới 15kg, được lấy ý tưởng hình ảnh đặc trưng của miền núi phía Bắc với những ruộng bậc thang tuyệt đẹp và không thể thiếu vườn vải của mảnh đất Bắc Giang, cùng hình ảnh người nông dân cần cù chịu khó.
Sắc đỏ của trái vải hoà cùng sắc xanh của núi rừng, cây lá đã tạo nên một bộ trang phục vừa hài hoà về màu sắc vừa mang nhiều lớp lang ý nghĩa.
Vai thieu Bac Giang vao thiet ke thoi trang doc la-Hinh-7
Khách mời tham quan vườn vải. 
Sau màn trình diễn, sự kiện cũng diễn ra 2 màn đấu giá trang phục và cây vải thiều. Hai bộ trang phục vedette và first face được đấu giá thành công với mức giá là 20.000.000 đồng và 12.000.000 đồng.
Ngoài ra, gốc vải bonsai hơn 30 năm tuổi với thế cây đẹp đối xứng, có phương pháp canh tác độc đáo “vải mọc từ thân” được “phù thủy” vải thiều Trần Văn Thành chăm bón, được đấu giá thành công với mức giá 30.000.000 đồng bởi nhà tài trợ bạc - Hoàng Thị Ánh Ngọc.
Theo chia sẻ của ban tổ chức, chi phí thu lại được từ buổi đấu giá sẽ được sử dụng vào hoạt động từ thiện, nhằm giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.
HL/Theo KTXH

>> xem thêm

Bình luận(0)