Ứng dụng AI trong ngân hàng: Sáu bước để thành công

Google News

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence hay AI) là một công cụ năng động, có tiềm năng mang lại hiệu quả cho các tổ chức sử dụng nó.

AI được coi là chìa khoá trong chiến lược nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành tài chính ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng đều có chiến lược để từng bước đưa AI thành công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
Theo các chuyên gia Deloitte Việt Nam, có sáu bước để thành công trong hành trình trí tuệ nhân tạo đối với hoạt động của ngân hàng.
Bước 1: Xây dựng chiến lược AI
Hầu hết các ngân hàng đang ở giai đoạn 1 hoặc 2 của lộ trình trưởng thành trong ứng dụng AI. Để có thể phát triển các giai đoạn tiếp theo, ngân hàng cần xây dựng chiến lược đưa AI thành nhân tố không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng.
Để làm được điều này, ngân hàng cần hiểu rõ hiểu rõ tình hình hiện tại của mình, đặc biệt là mục tiêu chiến lược và các dịch vụ đang có. Sau đó, ngân hàng cần nắm được AI đang và sẽ được ứng dụng ra sao, năng lực của ngân hàng so với đối thủ thế nào.
Bước 2: Sắp xếp thứ tự ưu tiên ứng dụng AI
Thay vì áp dụng để bắt kịp xu hướng, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động của ngân hàng phải mang đến giá trị. Theo đó, ngân hàng có thể xác định các ứng dụng AI mang lại giá trị cho loại hình nghiệp vụ dựa trên chiến lược và phạm vi đã đề ra.
Tiếp đó, ngân hàng cần định nghĩa rõ ràng và toàn diện các ứng dụng AI và thiết lập thứ tự ưu tiên của các ứng dụng. Tiêu chí để xem xét thứ tự ưu tiên bao gồm giá trị mang lại và mức độ phức tạp của ứng dụng AI.
Ung dung AI trong ngan hang: Sau buoc de thanh cong
 AI được coi là chìa khoá trong chiến lược nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành tài chính ngân hàng. 

Bước 3: Xây dựng mẫu thử nghiệm AI
Sau khi xác định cụ thể bài toán mang lại giá trị, ngân hàng sẽ triển khai xây dựng các mẫu thử nghiệm AI. Các mẫu thử này có vai trò để đánh giá xem ứng dụng AI có tính khả thi và đáng đầu tư nữa hay không.
Tuy nhiên, ngân hàng không nên chỉ tập trung đánh giá dựa trên một trường hợp cụ thể và ngắn hạn, mà cần dành thời gian để mẫu được thử nghiệm trong nhiều môi trường khác nhau.
Bước 4: Ứng dụng AI một cách chủ động
Thông thường, các vấn đề rủi ro thường được xem xét ở bước cuối cùng của một quá trình triển khai dự án. Thế nhưng, với ứng dụng AI, việc rà soát cần được thực hiện từ sớm.
Theo Beena Ammanath – Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu AI của Deloitte, các tổ chức muốn đưa AI vào ứng dụng phải lấy "niềm tin" làm trọng tâm.
Bước 5: Mở rộng quy mô
Từ việc coi nhân sự về AI ở mức “có thì tốt”, ngân hàng cần thay đổi quan điểm và chuyển sang mức "bắt buộc có". Bên cạnh đó, các nhân sự khác cũng cần có sự hiểu biết về AI để tránh tâm lý "phản kháng" ứng dụng AI.
Thay vì triển khai như một tiện ích bổ sung, các mô hình AI trong ngân hàng cần được tích hợp sâu rộng vào hệ thống cũng như quy trình kinh doanh.
Bước 6: Nâng cao tính bền vững của AI
Mục tiêu sau khi triển khai ứng dụng AI là cải tiến kết quả của mô hình AI. Sau khi triển khai, các ứng dụng AI sẽ được tiếp cận với dữ liệu và các ảnh hưởng thực tế.
Để các ứng dụng AI áp dụng một cách thực tế, ngân hàng cần liên tục đánh giá và hiệu chỉnh mô hình sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Hoàng Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)