Theo truyền thuyết vào thời Vương triều thứ 5, các pharaoh Ai Cập đã xây dựng 6 ngôi đền Mặt Trời nhằm tôn thờ thần Ra và để ban cho chính họ địa vị thần thánh.Nếu kim tự tháp là nơi an nghỉ cuối cùng và đảm bảo pharaoh được nâng lên vị trí thần linh sau khi chết, các pharaoh hy vọng đền Mặt Trời bảo chứng cho họ trở thành thần trong lúc còn sống.Khác với kim tự tháp, các ngôi đền Mặt Trời có từ thế kỷ 25 trước Công Nguyên này đều bị sa mạc chôn vùi. Mãi đến thế kỷ trước, 2 ngôi đền Mặt Trời đầu tiên mới được đưa về thế giới thực.Nhưng trong suốt 50 năm, người ta không tìm ra dấu tích 4 ngôi đền vĩ đại còn lại dù đã sục sạo khắp vùng sa mạc mà Vương triều thứ 5 ngự trị. Tiến sĩ Massimiliano Nuzzolo, trợ lý giáo sư ngành Ai Cập học của Viện Hàn Lâm Khoa học Warsaw (Ba Lan), đã dành cả đời để tìm kiếm những tàn tích đền Mặt Trời còn lại.50 năm trước, khi đào bới ngôi đền cổ Nyuserre ở Abu Gorah, các nhà khảo cổ đã phát hiện một nền nhà xưa hơn bằng gạch bùn, cho thấy sự tồn tại của tòa nhà khác.Nhưng vì đền Nyuserre là một phát hiện khảo cổ lớn nên người ta không tiếp tục xem xét nền nhà cổ xưa hơn đó dù phát hiện thêm một chân cột đá vôi trắng.Mãi gần đây, một nhóm khảo cổ quốc tế tình cờ tìm được một chiếc bình bia chứa đầy bùn, là lễ vật mà người Ai Cập cúng tại các địa điểm linh thiêng nhất.Quá trình đào bới được tiếp tục và những bằng chứng rõ ràng về một kiến trúc Vương triều thứ năm được hé lộ. Vương triều này tồn tại trong khoảng 150 năm từ đầu thế kỷ thứ 25 đến giữa thế kỷ thứ 24 trước Công Nguyên, vô cùng rực rỡ.Trong quá trình cẩn thận khai quật những phần còn sót lại của tàn tích này, ông phát hiện một cấu trúc nền cổ hơn, làm từ gạch bùn, nằm bên dưới. Điều này cho thấy có một công trình xây dựng khác trước khi đền thần Mặt Trời của pharaoh Nyuserre được xây."Chúng tôi biết rằng có thứ gì đó bên dưới ngôi đền đá Nyuserre, thực tế là có một lối vào khổng lồ chỉ ra một tòa nhà mới", phó giáo sư - tiến sĩ Massimiliano Nuzzolo cho biết thêm.Sau khi thu thập xong các chứng cứ và hoàn tất các mảnh ghép hình, nhóm của ông xác định công trình cổ hơn cũng là một đền Mặt Trời. Đây là ngôi đền thứ ba tìm được và là đền Mặt Trời đầu tiên được phát hiện sau nửa thế kỷ.Mỗi đền Mặt Trời bao gồm một khoảng sân lớn, một tháp cao, tương tự kim tự tháp, được đặt song song với trục đông-tây của Mặt Trời. Thiết kế này cho phép vào ngày hạ chí, Mặt Trời mọc lên và chiếu ánh sáng xuyên qua lối vào của đền thờ, phủ ánh sáng lên tháp vào lúc rạng đông. Đến chiều tối, Mặt Trời lặn ở phía đối diện chính xác của ngôi đền.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV.
Theo truyền thuyết vào thời Vương triều thứ 5, các pharaoh Ai Cập đã xây dựng 6 ngôi đền Mặt Trời nhằm tôn thờ thần Ra và để ban cho chính họ địa vị thần thánh.
Nếu kim tự tháp là nơi an nghỉ cuối cùng và đảm bảo pharaoh được nâng lên vị trí thần linh sau khi chết, các pharaoh hy vọng đền Mặt Trời bảo chứng cho họ trở thành thần trong lúc còn sống.
Khác với kim tự tháp, các ngôi đền Mặt Trời có từ thế kỷ 25 trước Công Nguyên này đều bị sa mạc chôn vùi. Mãi đến thế kỷ trước, 2 ngôi đền Mặt Trời đầu tiên mới được đưa về thế giới thực.
Nhưng trong suốt 50 năm, người ta không tìm ra dấu tích 4 ngôi đền vĩ đại còn lại dù đã sục sạo khắp vùng sa mạc mà Vương triều thứ 5 ngự trị. Tiến sĩ Massimiliano Nuzzolo, trợ lý giáo sư ngành Ai Cập học của Viện Hàn Lâm Khoa học Warsaw (Ba Lan), đã dành cả đời để tìm kiếm những tàn tích đền Mặt Trời còn lại.
50 năm trước, khi đào bới ngôi đền cổ Nyuserre ở Abu Gorah, các nhà khảo cổ đã phát hiện một nền nhà xưa hơn bằng gạch bùn, cho thấy sự tồn tại của tòa nhà khác.
Nhưng vì đền Nyuserre là một phát hiện khảo cổ lớn nên người ta không tiếp tục xem xét nền nhà cổ xưa hơn đó dù phát hiện thêm một chân cột đá vôi trắng.
Mãi gần đây, một nhóm khảo cổ quốc tế tình cờ tìm được một chiếc bình bia chứa đầy bùn, là lễ vật mà người Ai Cập cúng tại các địa điểm linh thiêng nhất.
Quá trình đào bới được tiếp tục và những bằng chứng rõ ràng về một kiến trúc Vương triều thứ năm được hé lộ. Vương triều này tồn tại trong khoảng 150 năm từ đầu thế kỷ thứ 25 đến giữa thế kỷ thứ 24 trước Công Nguyên, vô cùng rực rỡ.
Trong quá trình cẩn thận khai quật những phần còn sót lại của tàn tích này, ông phát hiện một cấu trúc nền cổ hơn, làm từ gạch bùn, nằm bên dưới. Điều này cho thấy có một công trình xây dựng khác trước khi đền thần Mặt Trời của pharaoh Nyuserre được xây.
"Chúng tôi biết rằng có thứ gì đó bên dưới ngôi đền đá Nyuserre, thực tế là có một lối vào khổng lồ chỉ ra một tòa nhà mới", phó giáo sư - tiến sĩ Massimiliano Nuzzolo cho biết thêm.
Sau khi thu thập xong các chứng cứ và hoàn tất các mảnh ghép hình, nhóm của ông xác định công trình cổ hơn cũng là một đền Mặt Trời. Đây là ngôi đền thứ ba tìm được và là đền Mặt Trời đầu tiên được phát hiện sau nửa thế kỷ.
Mỗi đền Mặt Trời bao gồm một khoảng sân lớn, một tháp cao, tương tự kim tự tháp, được đặt song song với trục đông-tây của Mặt Trời. Thiết kế này cho phép vào ngày hạ chí, Mặt Trời mọc lên và chiếu ánh sáng xuyên qua lối vào của đền thờ, phủ ánh sáng lên tháp vào lúc rạng đông. Đến chiều tối, Mặt Trời lặn ở phía đối diện chính xác của ngôi đền.