Cụ thể bà Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 728.706 tỷ đồng, tăng 3,82% so với cùng kỳ. Từ mức giảm sâu ở quý III, IV năm 2021 lần lượt là -24,97% và -11,64%, 6 tháng đầu năm 2022 tăng 3,82%, quý II năm 2022 ước tăng 5,73%, phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V và đến nay đã ổn định.
Điều này cho thấy quá trình phục hồi kinh tế đi đúng hướng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả tích cực, hoạt động kinh tế - xã hội đã trở lại như trước khi có dịch.
|
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai thông tin các kết quả nổi bật của TP trong 6 tháng đầu năm 2022. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM. |
Tuy nhiên, các khu vực kinh tế tăng trưởng chưa cao, chưa tận dụng hết dư địa để phát triển. Một số ngành có chỉ số lao động giảm như: Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 36,3%; sản xuất đồ uống giảm 22,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hoá chất giảm 21,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 16,6%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 chưa đạt như kỳ vọng; chỉ số cải cách hành chính năm 2021 còn thấp. So với năm 2020, chỉ số cải cách hành chính của TP HCM đã tụt hạng, hạng 43 so với hạng 23 của năm 2020.
Về khả năng hấp thụ vốn của nhiều lĩnh vực còn thấp, chưa đạt kế hoạch. Bà Lê Thị Huỳnh Mai đánh giá, một phần nguyên nhân là những vướng mắc, cản trở về thể chế, chính sách nói chung. Nhưng mặt khác, môi trường đầu tư còn chưa hấp dẫn, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhất là trong phối hợp giải quyết các thủ tục đầu tư, đất đai, tài sản công còn mất nhiều thời gian.
>>> Mời độc giả xem thêm video Top 10 Sự kiện Kinh tế Việt Nam 2020: