Dù mới sản xuất thành công tại Việt Nam hơn 1 năm nay, nhưng việc sở hữu nhiều vùng chuyên canh đặc hữu như Lý Sơn, Phan Rang, tỏi đen đang có hướng phát triển mạnh, ngày càng được ưa chuộng. Hiện Việt Nam chỉ có loại tỏi nguyên củ, các loại nước ép là sản phẩm ngoại nhập.
Cụ thể, giá mỗi kg tỏi đen thường của Việt Nam (loại nhiều nhánh, sản xuất từ tỏi Lý Sơn, Phan Rang hoặc Hải Dương) dao động 1,2 triệu tới 1,5 triệu đồng/kg. Riêng loại được sản xuất từ tỏi một nhánh (tỏi cô đơn) nổi tiếng của Lý Sơn có giá tới 4-7 triệu đồng/kg, và thường được đóng gói nhỏ chỉ 125g. Trong khi đó, giá tỏi nguyên tép nhập khẩu dao động từ 3-5 triệu đồng/kg, còn mỗi hộp nước ép (60mlx30 gói) là 1,5 triệu đồng. Chính vì thế người mua cũng nên cẩn trọng với những loại tỏi được quảng cáo là tỏi Lý Sơn 100% nhưng giá chỉ 700.000 – 900.000đ/kg. Tỏi đen Lý Sỏn chính hiệu có giá khá cao so với các sản phẩm thường vì nguyên liệu cho sản phẩm này rất hiếm, mỗi năm người dân chỉ trồng một vụ, mỗi hộ chỉ thu được vài kg.
|
Ảnh minh họa. |
Vì có nhiều công dụng nên nhiều người đã học cách làm tỏi đen bằng phương pháp thủ công như tự mua tỏi và ủ bằng nổi cơm điện từ 15 đến 30 ngày. Sau đó, cùng nhau chia sẻ công chức làm tỏi đen tại nhà trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Tuy nhiên, tỏi đen có rất nhiều công dụng khác nhau. Để đảm bảo hàm lượng các nhóm hoạt chất trong tỏi đen, cần đảm bảo đúng quy trình chế biến. Để sản xuất được tỏi đen, người ta phải cho lên men tỏi tươi thông qua một lò sấy điện liên tục trong 35-45 giờ. Tỏi sau khi sấy được ủ khoảng 45 ngày để vỏ biến màu ngà, tép bên trong chuyển màu đen, dẻo, có vị ngọt dịu. Thông thường, mỗi kg tỏi tươi có thể cho ra khoảng 400g đến 500g tỏi đen thành phẩm. Theo khuyến cáo của bác sỹ, mặc dù, tỏi đen là thực phẩm nhưng vẫn phải làm đúng quy trình thì lượng hoạt chất có giá trị chữa bệnh mới tăng cao. Nếu không thì hàm lượng sẽ thấp và không có tác dụng. Khi có nhu cầu dùng tỏi đen nên đến các cơ sở có uy tín thì mới đảm bảo chất lượng,
Hiện nay có khá nhiều nơi rao bán tỏi đen Lý Sơn nhưng theo kinh nghiệm của người trồng tỏi, phần lớn tỏi trắng và tỏi đen trôi nổi ngoài thị trường không thể chắc chắn đó là tỏi từ Lý Sơn. Ngay cả tỏi trắng cũng khó phân biệt giữa tỏi Lý Sơn với nhiều loại tỏi khác. Tỏi đen lại càng khó phân biệt đâu là đúng tỏi đen Lý Sơn, đâu là hàng trôi nổi.
Tỏi đen Lý Sơn chính gốc có kích thước khá nhỏ, nếu so với tỏi Trung Quốc hay tỏi các nơi khác thì chỉ bằng một nửa hay hai phần ba, thế nhưng lại có hương vị rất đặc biệt so với các loại tỏi khác. Nếu ăn sống sẽ có vị ngọt và thơm mùi dễ chịu ít nồng hơn (bởi lẽ bởi tỏi Lý Sơn được trồng ở ngoài đảo, bốn bề là biển cả, nguồn nước là mạch nước ngầm dưới lòng đất), khi bóc ra không có lõi ở giữa. Tỏi Lý Sơn thật nhỏ như ngón tay út, tỏi có vỏ màu trắng, củ tỏi trắng, không sáng bóng, củ nhỏ, tép nhỏ. Củ tỏi nhiều tép, thường từ 7-11 tép.