Mắc khén là một trong những thứ gia vị đắt đỏ nổi tiếng của vùng đất Tây BắcNó được ví như là linh hồn của các món ăn dân tộc như chẳm chéo; canh bon, tẩm ướp thịt trâu, bò gác bếp, lạp xưởng, cá nướng, tiết canh dê... giúp các món ăn thêm lạ miệng và có mùi thơm nức mũi và hấp dẫn hơn.Hạt mắc khén thơm ngon, tê tê đầu lưỡi, không cay nồng như hạt tiêu của Tây NguyênTrên thị trường, mắc khén tươi có giá 150.000 đồng/kg, mắc khén khô có giá lên tới 350.000 đồng/kg.Trước đây, cây mắc khén mọc hoang, ít ai để ý, bà con đi rừng thì nhặt về để làm gia vị cho các món ănSau đó, thứ quả dại này đã "nâng tầm", thành thứ gia vị đặc sản mà người dân khắp nơi lùng mua với giá đắt đỏ.Vì mang lại giá trị kinh tế, nhiều bà con ở Tây Bắc đã đem trồng trên nương rẫy.Cây mắc khén ra quả từng chùm, bé li ti, "thơm điếc mũi"Đặc điểm của loại cây này là không kén đất, đất bạc màu, cằn cỗi... đều có thể trồng được.Cây mắc khén hầu như không bị dịch bệnh, không tốn nhiều công sức và chi phí chăm sóc như các loại cây khác.Chị Quàng Thị Doan (bản Bỉa, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) cho biết sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình chị có lãi 70 triệu đồng từ việc bán hạt mắc khén.
Mắc khén là một trong những thứ gia vị đắt đỏ nổi tiếng của vùng đất Tây Bắc
Nó được ví như là linh hồn của các món ăn dân tộc như chẳm chéo; canh bon, tẩm ướp thịt trâu, bò gác bếp, lạp xưởng, cá nướng, tiết canh dê... giúp các món ăn thêm lạ miệng và có mùi thơm nức mũi và hấp dẫn hơn.
Hạt mắc khén thơm ngon, tê tê đầu lưỡi, không cay nồng như hạt tiêu của Tây Nguyên
Trên thị trường, mắc khén tươi có giá 150.000 đồng/kg, mắc khén khô có giá lên tới 350.000 đồng/kg.
Trước đây, cây mắc khén mọc hoang, ít ai để ý, bà con đi rừng thì nhặt về để làm gia vị cho các món ăn
Sau đó, thứ quả dại này đã "nâng tầm", thành thứ gia vị đặc sản mà người dân khắp nơi lùng mua với giá đắt đỏ.
Vì mang lại giá trị kinh tế, nhiều bà con ở Tây Bắc đã đem trồng trên nương rẫy.
Cây mắc khén ra quả từng chùm, bé li ti, "thơm điếc mũi"
Đặc điểm của loại cây này là không kén đất, đất bạc màu, cằn cỗi... đều có thể trồng được.
Cây mắc khén hầu như không bị dịch bệnh, không tốn nhiều công sức và chi phí chăm sóc như các loại cây khác.
Chị Quàng Thị Doan (bản Bỉa, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) cho biết sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình chị có lãi 70 triệu đồng từ việc bán hạt mắc khén.