Vợ chồng bà Ngô Thị Hải trú tại phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) được nhiều người biết đến khi sở hữu đàn trâu gần 200 con. Ước tính, giá trị của đàn trâu lên tới hàng tỷ đồng. Ảnh: Lao độngGia đình bà Ngô Thị Hải sinh sống ở khu đất này gần 30 năm, ban đầu chỉ làm ruộng, trồng khoai, ngô ngắn ngày. Nhưng mỗi lần nước sông Hồng dâng lên cao là các thửa đất trồng hoa màu lại bị ngập, thất thu. Ảnh: Dân Việt.Đến năm 1993, gia đình bà Hải quyết định vay 1,8 triệu đồng mua một con trâu với mục đích cày bừa. Ảnh: VOVSau một khoảng gian, bà Hải lại tiếp tục vay mượn, lấy ngắn nuôi dài, bán trâu đực, giữ lại trâu cái để gây đàn. Ảnh: VOVMỗi năm đàn trâu lại cho ra đời những lứa trâu mới, thu về hàng trăm triệu đồng cho gia đình bà Hải. Ảnh: Dân Việt.Để quản lý gần 200 con trâu, vợ chồng bà Hải thuê 5 nhân công chuyên việc chăn dắt trâu và 3 người chuyên cắt cỏ cho trâu và trồng ngô để trâu ăn. Lương của mỗi người trung bình 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Ảnh: Dân Việt.Đàn trâu được chăn thả dọc bờ bãi sông Hồng, nơi có bãi cỏ xanh tốt là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Ảnh: VOV.Theo bà Hải, trâu to có giá bán từ 30 - 40 triệu/con, còn nghé thì nuôi khoảng 6 tháng là bán được 15 - 20 triệu. Ảnh: VOV.Khách hàng chủ yếu là các siêu thị, nhà hàng, hoặc các hộ dân trong làng, ở xa vì biết tiếng là trâu sạch mà đến đặt hàng, lượng mua nhiều thường vào dịp giáp Tết. Ảnh: Lao động.Đàn trâu gần 200 con dễ khiến người ta liên tưởng tới một vùng quê yên tĩnh hay mảnh đất thảo nguyên hùng vĩ nào đó. Ảnh: Dân Việt.Video: Gia tăng số lượng trâu, bò chết rét. Nguồn: TintucVTV24
Vợ chồng bà Ngô Thị Hải trú tại phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) được nhiều người biết đến khi sở hữu đàn trâu gần 200 con. Ước tính, giá trị của đàn trâu lên tới hàng tỷ đồng. Ảnh: Lao động
Gia đình bà Ngô Thị Hải sinh sống ở khu đất này gần 30 năm, ban đầu chỉ làm ruộng, trồng khoai, ngô ngắn ngày. Nhưng mỗi lần nước sông Hồng dâng lên cao là các thửa đất trồng hoa màu lại bị ngập, thất thu. Ảnh: Dân Việt.
Đến năm 1993, gia đình bà Hải quyết định vay 1,8 triệu đồng mua một con trâu với mục đích cày bừa. Ảnh: VOV
Sau một khoảng gian, bà Hải lại tiếp tục vay mượn, lấy ngắn nuôi dài, bán trâu đực, giữ lại trâu cái để gây đàn. Ảnh: VOV
Mỗi năm đàn trâu lại cho ra đời những lứa trâu mới, thu về hàng trăm triệu đồng cho gia đình bà Hải. Ảnh: Dân Việt.
Để quản lý gần 200 con trâu, vợ chồng bà Hải thuê 5 nhân công chuyên việc chăn dắt trâu và 3 người chuyên cắt cỏ cho trâu và trồng ngô để trâu ăn. Lương của mỗi người trung bình 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Ảnh: Dân Việt.
Đàn trâu được chăn thả dọc bờ bãi sông Hồng, nơi có bãi cỏ xanh tốt là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Ảnh: VOV.
Theo bà Hải, trâu to có giá bán từ 30 - 40 triệu/con, còn nghé thì nuôi khoảng 6 tháng là bán được 15 - 20 triệu. Ảnh: VOV.
Khách hàng chủ yếu là các siêu thị, nhà hàng, hoặc các hộ dân trong làng, ở xa vì biết tiếng là trâu sạch mà đến đặt hàng, lượng mua nhiều thường vào dịp giáp Tết. Ảnh: Lao động.
Đàn trâu gần 200 con dễ khiến người ta liên tưởng tới một vùng quê yên tĩnh hay mảnh đất thảo nguyên hùng vĩ nào đó. Ảnh: Dân Việt.
Video: Gia tăng số lượng trâu, bò chết rét. Nguồn: TintucVTV24