Sự thật giật mình sau chai nước ép 10.000 đồng bán đầy vỉa hè

Google News

(Kiến Thức) - Nắng nóng đầu mùa hè ở Hà Nội khiến các loại nước ép hoa quả vỉa hè ngày càng đắt khách. Nhưng liệu nó có phải loại thức uống ngon, bổ, rẻ như người mua vẫn "tưởng" hay không? Hãy cùng Kiến Thức tìm hiểu rõ hơn.

Nắng nóng đổ bộ là thời điểm các loại nước giải khát "lên ngôi". Ở Hà Nội, không chỉ các quán cà phê, sinh tố hay trà đá vỉa hè lúc nào cũng nườm nượp khách mà gần đây còn xuất hiện loại nước ép hoa quả được bày bán tràn lan trên vỉa hè, lề đường của nhiều tuyến phố. Khác với việc phải vào quán cà phê để gọi đồ, người mua chỉ việc dừng xe bên lề đường để mua nước hoa quả tùy chọn. Người bán sẽ nhanh chóng pha chế tại chỗ và rót vào chai để khách mang đi. Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể mua những chai nước đã được bày sẵn. Không chỉ tiện lợi, những chai nước hoa quả ép này còn rất đa dạng và giá "mềm", chỉ 10.000 - 15.000 đồng. Bởi thế, nhiều chị em đang rất chuộng mua loại thức uống này. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy những bất ổn phía sau chai nước ép hoa quả vỉa hè "giá bèo" này.

Theo khảo sát tại các cửa hàng, siêu thị thời điểm này, cam có giá bán từ 40.000 đồng- 60.000 đồng/kg, dưa hấu có giá 50.000- 70.000 đồng/kg. Với mỗi một chai nước cam, dưa hấu đang được bán trên thị trường thì cần phải sử dụng ít nhất là 400g quả vậy tức là để làm ra một chai nước ép thì phải mất tới 25.000-35.000 đồng cho mỗi chai, chưa kể tiền công. Thế nhưng, những chai nước cam ép đang được bán trên các con phố Hà Nội lại chỉ có giá 15.000 đồng, thậm chí là 10.000 đồng. Điều này khiến cho không ít khách hàng không khỏi nghi ngờ về nguồn gốc và chất lượng của những loại trái cây được dùng. 

Kiến Thức đã mục sở thị cách pha chế loại thức uống này và không khỏi giật mình.

Vào vai một người mua hàng, PV có mặt tại một xe đẩy bán nước ép hoa quả nằm trên vỉa hè phố Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội). Qua quan sát, PV không khỏi bất ngờ khi thấy người bán hàng khi pha chế đã đổ thêm một thứ nước màu ngả vàng vào ly nước trái cây vừa mới ép rồi cho thìa ngoáy đều lên. Các công đoạn này được chị chủ bán hàng thực hiện khá nhanh nhẹn và chuyên nghiệp.

Thắc mắc về việc tại sao lại cho thêm loại nước vàng vào cốc nước ép thì người bán hàng cho biết “Đây là nước đường pha sẵn, muốn nước ép ngọt, ngon hơn thì cho thêm đường vào”. Điều này khiến cho PV không khỏi nghi ngờ đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải là nước đường như người chủ quán nói không, hay là một chất phụ gia nào khác được cho thêm vào và nếu đúng là đường thật, thì không biết người bán hàng này đã sử dụng loại đường gì để pha chế? Với những loại nước chua cho đường đã đành, nhưng sao với những loại quả ngọt như dưa hấu, dứa...người bán hàng cũng phải thêm đường?

Su that giat minh sau chai nuoc ep 10.000 dong ban day via he
 Cô bán hàng không ngừng đổ loại nước màu ngả vàng vào mỗi cốc nước ép của khách hàng.
Không chỉ quan sát được việc pha chế bất thường, Kiến Thức còn thấy những chiếc máy xay ở đây được người bán hàng sử dụng liên tục mà không có dấu hiệu lau rửa. Thông thường, các loại máy xay, máy ép nếu sau khi dùng xong mà không lau rửa ngay thì cối máy sẽ có mùi chua rất khó chịu và nếu cứ để vậy mà dùng trong cả ngày sẽ khiến cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. 

Tiếp tục có mặt tại phố An Trạch (Cát Linh, Đống Đa), Kiến Thức ghi nhận những cảnh chế biến nước ép trái cây vỉa hè đầy bất ổn. Rất nhiều hàng bán nước cam vắt được bày bán dọc con phố này, trên vỉa hè và cả dưới lòng đường. Song, hầu hết người bán ở đây đều không dùng bất cứ vật dụng nào để đảm bảo vệ sinh. Khi dùng tay vắt cam, chỉ đến một, hai quả là tay đã ướt bẩn, cùng với chất bẩn trên vỏ quả cam, chắc chắn sẽ khó đảm bảo vệ sinh cho chai nước ép. Thế nhưng, những người bán ở đây vẫn vô tư dùng tay vắt hết quả này đến quả khác mà không có bất kỳ hình thức vệ sinh nảo như rửa tay, rửa cam, đeo găng tay... Không ít người còn sẵn sàng để chiếc máy vắt cam xuống vỉa hè và sử dụng, không màng đến sự mất vệ sinh xung quanh. Bên cạnh bình nước đang vắt dở, có khi còn là những túi vỏ cam thu hút ruồi muỗi hay vật dụng cáu bẩn. Chưa hết, sau khi được vắt xong, nhiều chai nước cam bị bày xuống ngay vỉa hè để chờ khách mua. Nhìn cảnh này, không ít khách hàng khó tính sẽ không thể mua nổi.

Su that giat minh sau chai nuoc ep 10.000 dong ban day via he-Hinh-2
Hình ảnh những chiếc xe chở đầy cam và nước ép cam dễ dàng nhìn thấy tại đường An Trạch. 

Su that giat minh sau chai nuoc ep 10.000 dong ban day via he-Hinh-3
Một người bán hàng pha chế nước cam ngay trên vỉa hè, xung quanh là rất nhiều vật dụng mất vệ sinh.


Su that giat minh sau chai nuoc ep 10.000 dong ban day via he-Hinh-4
 Hàng loạt chai nước ép được người bán hàng rong này làm ra mà không hề có biện pháp đảm bảo vệ sinh nào.


Su that giat minh sau chai nuoc ep 10.000 dong ban day via he-Hinh-5
 Ca nước cam ép xong được để ngay dưới đất, không được che đậy.

Su that giat minh sau chai nuoc ep 10.000 dong ban day via he-Hinh-6
 Cam đã bổ sẵn và dụng cụ nằm phơi trên vỉa hè, rất mất vệ sinh

Tuy tồn tại nhiều bất ổn như vậy nhưng hiện loại nước ép này vẫn đang rất hút khách, khiến người bán dễ dàng kiếm lời. Với giá bán cho mỗi chai nước ép từ 10.000 - 20.000 đồng, không ít người có thể thu về tiền triệu đồng.

Nhung Dương

>> xem thêm

Bình luận(0)