Phát ngôn cho thấy bà Lê Hoàng Diệp Thảo muốn độc chiếm Trung Nguyên?

Google News

(Kiến Thức) - Lời nhắn nhủ của bà tới chồng đã vấp phải làn sóng giận dữ của rất đông người ngoài cuộc. Dù thông cảm với bà đến đâu thì Lê Hoàng Diệp Thảo cũng đã sai khi phủ nhận toàn bộ mồ hôi xương máu của ông Vũ suốt hai thập kỷ qua... 

Phiên xét xử vụ ly hôn và tranh chấp tài sản giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ -bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã và đang làm xôn xao dư luận trong những ngày qua. Bên cạnh diễn biến của phiên tòa, người ta còn quan tâm đến những phát ngôn nảy lửa giữa hai vợ chồng đại gia nổi tiếng. Không ít trong số những phát ngôn đó còn "gây bão" khi nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Lời nhắn nhủ của bà Thảo với chồng là một ví dụ.
Tại phiên tòa, khi bà Lê Hoàng Diệp Thảo yêu cầu chồng trợ cấp nuôi con bằng 5% cổ phần của ông Vũ/người con, phía ông Vũ đáp lại sẽ dành toàn bộ cho các cháu khi trưởng thành chứ không chỉ 5% hay 7%. Đáp lại, bà Thảo cho rằng: "Một người là đại trượng phu sẽ cho vợ con, còn mình đi tạo lập cái mới".
Phat ngon cho thay ba Le Hoang Diep Thao muon doc chiem Trung Nguyen?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang toan tính quyền điều hành Trung Nguyên? Ảnh: Internet. 
Lời nhắn nhủ này của bà Thảo lập tức vấp phải không ít sự giận dữ của làn sóng dư luận. Không ít người còn đặt câu hỏi: Ý định muốn ông Vũ nhường lại toàn bộ Trung Nguyên, để rồi phải một mình làm lại cơ nghiệp khác ở tuổi 48 dường như đã lộ?
Đành rằng, có thể bà nói đúng rằng bà Thảo là người vợ đã giúp chồng rất lớn trong sự nghiệp phát triển Trung Nguyên. Đành rằng, có thể bà đã dốc hết tâm sức, cả tinh thần và của cải giúp ông Vũ xây dựng Trung Nguyên. Nhưng có thế chăng nữa thì việc bà đòi hỏi ông Vũ phải nhượng lại Trung Nguyên để đi tạo dựng cái mới quả thật vô lý, chưa kể còn nhẫn tâm và thiếu cái tình.
Vô lý bởi vì ông Vũ là một doanh nhân nổi tiếng. Tên tuổi của ông đã gắn với Trung Nguyên suốt 2 thập kỷ qua. Nói đến Trung Nguyên, không thể không nói đến ông Vũ. Bởi vậy, dù bà Thảo có công đến đâu thì với Trung Nguyên, công lao của ông Vũ cũng không thể ít hơn. Vậy, hà cớ gì bà Thảo dựa vào những đóng góp của mình để mong giữ lại Trung Nguyên, trong khi đó lại muốn xóa bỏ mọi công lao của ông Vũ, ép ông từ bỏ Trung Nguyên?
Nhẫn tâm bởi vì bà Thảo vốn biết Trung Nguyên là "đứa con" tinh thần suốt 20 năm qua của ông Vũ. Cho dù lên núi ở ẩn, nói không cần tiền song với ông Vũ, ông còn gửi gắm vào Trung Nguyên danh dự và niềm đam mê. Vậy mà bà Thảo lại lấy cái khí chất "đại trượng phu" ra để "khích" ông Vũ phải từ bỏ danh dự và niềm đam mê ấy chẳng phải là nhẫn tâm lắm sao? Phải chăng khi ông Vũ không từ bỏ, với bà Thảo có nghĩa là ông không phải đại trượng phu?
Trung Nguyên thuở sơ khai vốn là công ty của gia đình bố mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bởi vậy, bắt ông từ bỏ Trung Nguyên khác nào bắt ông Vũ bỏ nghiệp gia đình? Là người vợ, chắc bà Thảo nên hiểu điều đó. Bởi vậy, lời nhắn nhủ của bà Thảo thiếu cái tình là vì thế.
Chỉ một lời nhắn nhủ với chồng tại tòa, bà Diệp Thảo đã khơi gợi bao nhiêu câu hỏi của dư luận. Trong số đó, không ít người dù cảm thông với bà đến đâu cũng không thể không thừa nhận: bà Thảo đã sai khi nhắn nhủ với chồng như vậy ngay tại phiên tòa. Bà Thảo nhiều lần lên tiếng nói bà coi Trung Nguyên là nhà, bà không giành Trung Nguyên mà chỉ là trở về nhà mình mà thôi. Vậy, trong khi bà không thể buông bỏ được Trung Nguyên, tại sao lại buộc chồng phải buông bỏ?
Tại phiên tòa tranh chấp với chồng, phía bà Thảo từng đề nghị đề nghị ông Vũ cấp dưỡng nuôi mỗi người con mỗi tháng bằng 5% cổ phần của ông Vũ trong công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên (tổng cộng 4 người con là 20%).
Theo lý lẽ của bà Thảo thì số cổ phần đó là để dành cho các con. Thế nhưng, xét ở một góc độ khác, trong vai trò người giám hộ cho các con, nếu có 20% cổ phần cấp dưỡng, bà Thảo sẽ nắm quyền kiểm soát tuyệt đối tại Trung Nguyên, bất chấp phương án phân chia tài sản chung của 2 vợ chồng như thế nào.
Không chỉ có vậy, đại diện của bà Thảo còn đề nghị chia cho bà Thảo 51% cổ phần trong Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment), 15% trong Tập đoàn Trung Nguyên và sở hữu căn nhà trên đường Tú Xương.
Không phải đơn giản mà bà Thảo đưa ra lời nghị này. Bởi, chìa khóa quản lý Trung Nguyên nằm ở tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment) khi doanh nghiệp này nắm 70% cổ phần Trung Nguyên Group và có thể chi phối mọi hoạt động tại đây.
Những động thái này của bà Thảo được dư luận cho rằng, bà đang quyết liệt đòi giành quyền điều hành, kiểm soát Trung Nguyên.

Lê Thịnh

>> xem thêm

Bình luận(0)