Nước thánh Gangajal sẽ được đóng chai tại 2 địa điểm dọc con sông là thượng nguồn của nó ở Gangotri và thị trấn hành hương nổi tiếng Rishikesh (Ấn Độ). Loại nước sản xuất ở Rishikesh 200ml, có giá 15 rupee (khoảng 5 nghìn đồng), trong khi loại sản xuất ở Gangotri được bán với giá 25 rupee (khoảng 8 nghìn đồng) cho cùng dung tích.
|
Nước thánh Gangajal lấy từ sông Hằng được bán tại tất cả các bưu điện ở Ấn Độ. |
Theo tìm hiểu, sông Hằng mang ý nghĩa thiêng liêng với các tín đồ Hindu. Họ sử dụng nước sông Hằng trong các nghi lễ thờ cúng và quan niệm uống nước này trước khi chết là một điềm lành.
Được biết, nguồn nước sông Hằng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải công nghiệp, nước thải và các thi thể người nên một số công ty trước khi bán nước thánh Gangajal đã lọc nước để làm nó trở nên tinh khiết nhưng điều này khiến doanh thu bán hàng sụt giảm.
Doanh nhân Subrata Khan, người kinh doanh loại nước này cho hay: “Khi chúng tôi ngừng lọc nước thì điều kỳ diệu đã xảy ra. Chúng tôi hiểu rằng mọi người không thích nước Gangajal sạch”.
Sông Hằng đang gánh chịu các mức ô nhiễm cực kỳ cao với sự ảnh hưởng của 400 triệu dân. Người sống lẫn người chết đều đổ về sông Hằng khiến tình trạng ô nhiễm tại đây ngày càng trầm trọng.
Việc hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông, hay theo những đám tang truyền thống chỉ gói xác trong tấm vải niệm và thả xuống sông Hằng như một nghi lễ linh thiêng. Trên sông, xác chết nổi lềnh phềnh nhưng người dân đôi bờ vẫn tắm rửa, dùng nước để sinh hoạt. Người dân Ấn Độ còn tin sông Hằng có khả năng tự thanh lọc, coi việc nước sông bị ô nhiễm là sự ban phước lành của nữ thần sông.
Theo một số liệu cũ từ Bộ Y tế Ấn Độ thì có từ 40%-50% người dân thường xuyên tắm rửa tại sông Hằng bị mắc bệnh ngoài da và đường tiêu hóa. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới chi phí, chăm sóc sức khỏe từ nguồn nước ô nhiễm ở Ấn Độ bằng 3% GDP của Ấn Độ.
Một sáng kiến trị giá nhiều tỷ đô la để làm sạch dòng sông bị ô nhiễm trong những năm qua đã thất bại do thiếu chuyên môn kỹ thuật, thiếu quy hoạch môi trường tốt và thiếu sự hỗ trợ của các chức sắc tôn giáo.
Mời quý độc giả xem video Những thực phẩm thường gặp nhưng rất độc (nguồn Youtube):