Theo tổ tư vấn, khi vo gạo người dùng không nên vo trực tiếp trong nồi con của nồi cơm điện. Nguyên nhân là bởi khi dùng nồi con vo gạo dễ làm bong tróc lớp chống dính, dễ bị va đập làm nồi cơm bị móp gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt, gia nhiệt không đều làm cơm bị nhão.
Không lau khô mặt ngoài của nồi cơm
Việc không lau khô mặt ngoài của nồi cơm cũng là một sai lầm nhiều bà nội trợ mắc. Khi không lau khô nước sẽ đọng xuống đáy nồi gây ra tiếng nổ lộp bộp, thậm chí là dễ gây chập cháy rơ le. Do đó, nên lau khô mặt ngoài và đáy của lòng nồi cơm trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện. Việc này giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn, tránh dị vật rơi vào gây mùi khét.
|
Ảnh minh họa. |
Dùng 1 tay đặt nồi con vào nồi cơm điện
Khi dùng một tay để nồi cơm con vào nồi cơm điện sẽ dễ gây trầy xước, méo rơ le, làm nhiệt tỏa không đều và gây ra hiện tượng cơm bị sượng. Vì thế hãy dùng cả 2 tay khi đặt nồi con vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc tốt nhất.
Bít lỗ thoát hơi
Khi nấu cơm, không bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện. Không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, mở nắp nồi cơm dùng muỗng xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.
Bấm nấu lại nhiều lần
Đây là thói quen của đa số người dùng vì nghĩ rằng bấm lại nồi cơm sẽ ngon hơn. Việc này dẫn đến rơ-le bật liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ của nồi cơm.
Nấu món khác với nồi cơm điện
Nồi cơm điện ngoài nấu cơm còn có thể dùng hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo, luộc rau. Tuy nhiên, không chế biến món hầm hay món xào với nồi cơm điện vì sẽ làm nồi mau bị hỏng.