Những vườn cam trĩu quả
Đến xã Đồng Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) vào những ngày này, ai ai cũng dễ dàng bắt gặp những vườn cam lòng vàng trĩu quả, rực vàng trên những sườn đồi. Đây là thời điểm người dân bước vào thu hoạch chính vụ, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.Những vườn cam lòng vàng, trĩu quả ở xã Đồng Thành, Yên Thành, Nghệ An.
Dẫn chúng tôi tham quan vườn cam đang bước vào vụ thu hoạch, ông Trương Nhật Tiến (chủ vườn cam Đại Việt, xã Đồng Thành) cho biết, vườn cam chúng tôi có diện tích 10ha, bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 11/2022, đến thời điểm này đã thu hoạch hơn 100 tấn.
Nhờ có kỹ thuật chăm sóc tốt, những gốc cam của trang trại anh Tiến nặng trĩu quả, đã chuyển màu vàng óng trông rất bắt mắt.
“Đây là vụ thứ 4 chúng tôi thu hoạch. Hiện tại có khoảng 10 lao động đang làm việc thường xuyên (chăm sóc cam, hái cam) để đảm bảo nguồn cung cho các thương lái đến tại vườn thu mua”, anh Tiến cho hay.
Vừa tất bật hái cam, chị Nguyễn Thị Tình (SN 1985, trú xóm 4, xã Đồng Thành, Yên Thành) chia sẻ: “Mỗi ngày chúng tôi làm 8 – 10 giờ đồng hồ, tiền công từ 200 – 230 nghìn đồng/ngày. Công việc cũng không vất vả là bao, lại có thu nhập để lo cho các con ăn học và trang trải cuộc sống gia đình”.Chị Nguyễn Thị Tình cùng nhiều người dân có việc làm, thu nhập ổn định từ việc hái cam chính vụ.
Ông Trương Văn Biên (trú xã Đồng Thành) là một trong những thành viên thuộc Hợp tác xã (HTX) cam Đồng Thành được thành lập vào năm 2020. Hiện nay, trang trại cam của gia đình ông có 5ha đang bước vào vụ thu hoạch, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Sản lượng thu nhập hàng trăm tấn/vụ, trừ chi phí thu lãi khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng.
Theo ông Biên, cây cam đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí lao động lớn, người trồng cam bên cạnh kinh nghiệm và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật để cho năng suất cao, còn phải nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, tình hình giá cả thị trường để có được lợi nhuận. Làm giàu trên mảnh đất quê hương
Năm 2020, HTX Cam Đồng Thành đã tập hợp được các hộ dân trồng cam trên địa bàn quy tụ về một mối, rất thuận lợi trong khâu sản xuất, tiêu thụ và quản lý.Hiện nay, trên địa bàn xã Đồng Thành có gần 100 hộ trồng cam, tổng diện tích hơn 130 ha. Cây cam đã mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao. Năm 2022, sản lượng ước đạt 1.300 tấn, cho thu nhập xấp xỉ khoảng 40 tỷ đồng.Nhiều thương lái, ngươi dân đến ngay tại vườn để thu mua.
Ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đồng Thành (huyện Yên Thành) cho biết, từ một vùng đất cằn cỗi, Đồng Thành giờ đây đã thực sự chuyển mình mạnh mẽ với những vườn cam bạt ngàn, làm giàu cho người dân nơi đây. Hằng năm mỗi hộ dân thu từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.Cam lòng vòng Đồng Thành được mùa, được giá.
“Cam Đồng Thành đã khẳng định được thương hiệu, tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh và được chứng nhận là cam sạch, an toàn chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Cây cam Đồng Thành không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo ở địa phương, mà còn là cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu trên mảnh đất đất quê hương”, ông Tuấn chia sẻ.Toàn huyện Yên Thành (Nghệ An) hiện có hơn 335 ha, trong đó chủ yếu cam xã Đoài lòng vàng với diện tích là 280,5 ha; cam Vân Du là 52 ha và cam V2 là gần 1 ha. Năng suất trung bình từ 17 - 22 tấn/ha (tùy vào năm tuổi của cây cam); thu hoạch hàng nghìn tấn cam/vụ, mang lại thu nhập, giá trị kinh tế cao cho các chủ vườn và người dân địa phương.Theo thống kê, vụ cam 2022 toàn tỉnh Nghệ An có 3.000ha cam kinh doanh. Giá cam thời gian tới, đặc biệt gần dịp Tết Nguyên đán 2023 sẽ tiếp tục tăng.Những vườn cam bạt ngàn tại các sườn đồi xã Đồng Thành, huyện Yên Thành.
Hiện tại, giá cam loại 1,2,3 đã được nhiều thương lái đặt mua các chủ vườn với giá lần lượt 50.000, 40.000, 30.000 đồng… đồng/kg. Cam được mùa, được giá khiến người dân vô cùng phấn khởi.
Những vườn cam trĩu quả
Đến xã Đồng Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) vào những ngày này, ai ai cũng dễ dàng bắt gặp những vườn cam lòng vàng trĩu quả, rực vàng trên những sườn đồi. Đây là thời điểm người dân bước vào thu hoạch chính vụ, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Những vườn cam lòng vàng, trĩu quả ở xã Đồng Thành, Yên Thành, Nghệ An.
Dẫn chúng tôi tham quan vườn cam đang bước vào vụ thu hoạch, ông Trương Nhật Tiến (chủ vườn cam Đại Việt, xã Đồng Thành) cho biết, vườn cam chúng tôi có diện tích 10ha, bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 11/2022, đến thời điểm này đã thu hoạch hơn 100 tấn.
Nhờ có kỹ thuật chăm sóc tốt, những gốc cam của trang trại anh Tiến nặng trĩu quả, đã chuyển màu vàng óng trông rất bắt mắt.
“Đây là vụ thứ 4 chúng tôi thu hoạch. Hiện tại có khoảng 10 lao động đang làm việc thường xuyên (chăm sóc cam, hái cam) để đảm bảo nguồn cung cho các thương lái đến tại vườn thu mua”, anh Tiến cho hay.
Vừa tất bật hái cam, chị Nguyễn Thị Tình (SN 1985, trú xóm 4, xã Đồng Thành, Yên Thành) chia sẻ: “Mỗi ngày chúng tôi làm 8 – 10 giờ đồng hồ, tiền công từ 200 – 230 nghìn đồng/ngày. Công việc cũng không vất vả là bao, lại có thu nhập để lo cho các con ăn học và trang trải cuộc sống gia đình”.
Chị Nguyễn Thị Tình cùng nhiều người dân có việc làm, thu nhập ổn định từ việc hái cam chính vụ.
Ông Trương Văn Biên (trú xã Đồng Thành) là một trong những thành viên thuộc Hợp tác xã (HTX) cam Đồng Thành được thành lập vào năm 2020. Hiện nay, trang trại cam của gia đình ông có 5ha đang bước vào vụ thu hoạch, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Sản lượng thu nhập hàng trăm tấn/vụ, trừ chi phí thu lãi khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng.
Theo ông Biên, cây cam đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí lao động lớn, người trồng cam bên cạnh kinh nghiệm và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật để cho năng suất cao, còn phải nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, tình hình giá cả thị trường để có được lợi nhuận.
Làm giàu trên mảnh đất quê hương
Năm 2020, HTX Cam Đồng Thành đã tập hợp được các hộ dân trồng cam trên địa bàn quy tụ về một mối, rất thuận lợi trong khâu sản xuất, tiêu thụ và quản lý.
Hiện nay, trên địa bàn xã Đồng Thành có gần 100 hộ trồng cam, tổng diện tích hơn 130 ha. Cây cam đã mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao. Năm 2022, sản lượng ước đạt 1.300 tấn, cho thu nhập xấp xỉ khoảng 40 tỷ đồng.
Nhiều thương lái, ngươi dân đến ngay tại vườn để thu mua.
Ông Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đồng Thành (huyện Yên Thành) cho biết, từ một vùng đất cằn cỗi, Đồng Thành giờ đây đã thực sự chuyển mình mạnh mẽ với những vườn cam bạt ngàn, làm giàu cho người dân nơi đây. Hằng năm mỗi hộ dân thu từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Cam lòng vòng Đồng Thành được mùa, được giá.
“Cam Đồng Thành đã khẳng định được thương hiệu, tham gia nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh và được chứng nhận là cam sạch, an toàn chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Cây cam Đồng Thành không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo ở địa phương, mà còn là cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu trên mảnh đất đất quê hương”, ông Tuấn chia sẻ.
Toàn huyện Yên Thành (Nghệ An) hiện có hơn 335 ha, trong đó chủ yếu cam xã Đoài lòng vàng với diện tích là 280,5 ha; cam Vân Du là 52 ha và cam V2 là gần 1 ha. Năng suất trung bình từ 17 - 22 tấn/ha (tùy vào năm tuổi của cây cam); thu hoạch hàng nghìn tấn cam/vụ, mang lại thu nhập, giá trị kinh tế cao cho các chủ vườn và người dân địa phương.
Theo thống kê, vụ cam 2022 toàn tỉnh Nghệ An có 3.000ha cam kinh doanh. Giá cam thời gian tới, đặc biệt gần dịp Tết Nguyên đán 2023 sẽ tiếp tục tăng.
Những vườn cam bạt ngàn tại các sườn đồi xã Đồng Thành, huyện Yên Thành.
Hiện tại, giá cam loại 1,2,3 đã được nhiều thương lái đặt mua các chủ vườn với giá lần lượt 50.000, 40.000, 30.000 đồng… đồng/kg. Cam được mùa, được giá khiến người dân vô cùng phấn khởi.