Các chuyên gia ẩm thực tiết lộ những thực phẩm không ngờ gây nên ngộ độc thực phẩm nếu như chưa được chế biến kỹ càng.
Giá đỗ
Giá đỗ thực chất là hạt đã nảy mầm. Để hạt nảy mầm, cần có môi trường ẩm và có và nhiều vi khuẩn phát triển ở đó. Tuy nhiên khả năng bạn bị ngộ độc thực phẩm từ giá đỗ sẽ là rất nhỏ.
Xà lách và các loại rau ăn sống
Bạn cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu như ăn rau xà lách. Xà lách và các loại rau lá ăn sống khác có thể bị nhiễm vi khuẩn từ phân chim, phân bón hoặc bọ ve.
Trứng ốp la
Salmonella là một trong những thủ phạm lớn nhất gây ngộ độc thực phẩm. Và bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn này nếu như ăn trứng rán hoặc trứng luộc chín. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm.
Nhưng nếu bạn đang chế biến món trứng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già hoặc người bị suy giảm hệ miễn dịch, hãy nấu trứng chín hoàn toàn.
Cá ngừ
Chúng ta thường ngửi một thứ gì đó để xác định xem nó còn tốt hay không. Vì vậy, nếu cá ngừ vẫn có mùi bình thường có nghĩa là nó sẽ ăn được? Thật không may, phương pháp đó không hoàn toàn hiệu quả.
Bảo quản cá sống không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Và bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất bạn hãy cho cá ngừ vào tủ lạnh sau khi mua và nấu chín kỹ càng sớm càng tốt.
Dưa leo
Dưa leo không được nấu chín nên dễ bị nhiễm mầm bệnh bám trên vỏ. Ngay cả khi đã gọt bỏ vỏ, dưa leo vẫn có nguy cơ nhiễm mầm bệnh, do lưỡi dao sẽ đưa vi trùng từ vỏ vào lát dưa leo sau mỗi lần cắt.
Tốt hơn hết hãy dùng bàn chải chà rửa kỹ dưa leo, lau khô và cắt các vết thâm trước khi cắt lát và ăn.
Đậu thận đóng hộp
Trong đậu thận có chứa protein lectin. Nếu bạn ăn đậu thận không đun nóng, lectin có thể vẫn còn nguyên vẹn. Bạn có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa nếu như ăn quá nhiều lectin. Tốt nhất hãy đun nóng đậu thận trước khi ăn.
Thịt gà
Thịt gà dù đã nấu chín, nếu để ở nhiệt độ phòng trong vài giờ vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi. Vi khuẩn có thể nhân đôi sau mỗi 20 phút ở nhiệt độ phòng.
Nếu để thịt gà bên ngoài tủ lạnh hơn 2 giờ, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.