|
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc.
|
Sau đây là những điều cần phải đặc biệt lưu ý khi ăn hải sản:
Thận trọng khi ăn các loại hải sản lạ: Nhiều người có sở thích khám phá món mới lạ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lần đầu tiên ăn loại hải sản nào đó. Một số loại hải sản luôn có chất độc và thỉnh thoảng chúng gây ra những vụ ngộ độc như cá nóc, sam biển, sao biển, bạch tuộc vòng xanh...
Không ăn hải sản đã chết hoặc đã được chế biến sẵn từ lâu: Hải sản là loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm. Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine, gây ngộ độc. Do đó, bạn hãy chọn hải sản tươi sống để ăn.
Tuyệt đối không ăn hải sản khi chưa được nấu chín kỹ: Nhiều người có thói quen ăn gỏi hải sản nhưng họ không biết rằng trong hải sản có chứa vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, sốt, nhức đầu... Loại vi khuẩn nguy hiểm này có khả năng chịu nhiệt cao lên tới hơn 80 độ C. Do đó, nếu bạn ăn hải sản chưa được chế biến kỹ sẽ vô tình đưa loài vi khuẩn có hại này vào trong cơ thể và nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
|
Các triệu chứng của ngộ độc hải sản thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở...
|
Không ăn hải sản với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C sẽ gây tác dụng ngược lại. Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến tử vong.
Không uống bia khi ăn hải sản: Trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric. Nếu axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và một số bệnh khác. Ăn nhiều hải sản và uống bia sẽ kích thích quá trình hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm, từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm.
Không uống trà ngày sau khi ăn hải sản: Người ta thường uống trà sau khi ăn hải sản vì nghĩ trà “kỵ” chất tanh. Nhưng bạn nên biết rằng, trong trà có chứa axit tannic có thể kết hợp với canxi trong hải sản tạo thành canxi không hòa tan. Nếu lượng canxi này đọng lại quá nhiều trong cơ thể sẽ gây nên các bệnh về xương khớp. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sải tối thiểu 2 giờ đồng hồ trở lên.
Tránh ăn hoa quả sau khi ăn hải sản: Nhiều người thích ăn hoa quả “tráng miệng” sau khi ăn hải sản. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn hoa quả sau khi ăn hải sản không tốt cho tiêu hóa.