Nhiều "ông lớn" muốn đầu tư vào ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam

Google News

Theo đánh giá từ Collier vào tháng 3 vừa qua, Việt Nam là điểm đến đầu tư sáng giá cho ngành thực phẩm và đồ uống so với các nước láng giềng Đông Nam Á.

Chiều 1/8, Hội Lương thực thực phẩm (LTTP) TP.HCM, Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam, Công ty Vinexad công bố Triển lãm quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Việt Nam và triển lãm Quốc tế thiết bị công nghệ bao bì Thực phẩm và đồ uống Việt Nam lần 26 (Vietfood & Beverage-Propack) diễn ra từ 11 đến 13/8 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Ban tổ chức cho biết, đây là triển lãm trực tiếp đầu tiên trong ngành thực phẩm đồ uống được tổ chức tại TP.HCM sau hai năm ảnh hưởng dịch bệnh.
Nhieu
 Triển lãm năm nay thu hút 350 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia vùng lãnh thổ.
Triển lãm năm nay thu hút 350 doanh nghiệp (DN) đến từ 18 quốc gia vùng lãnh thổ với quy mô 400 gian hàng. Đặc biệt, khách tham quan ấn tượng với khu trưng bày quốc gia được đầu tư công phu đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản…
Ông Trương Tiến Dũng, Phó chủ tịch thường trực Hội LTTP TP.HCM, cho biết thực hiện chủ trương của UBND TP.HCM, Sở Công thương TP.HCM đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển ngành LTTP phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thế giới.
Hội phối hợp với các đơn vị tổ chức triển lãm không chỉ giúp DN Việt quảng bá sản phẩm, thương hiệu, tìm kiếm những khách hàng mà còn là cơ hội mở rộng thị trường, giao thương với các đối tác tiềm năng trên thị trường quốc tế.
TP.HCM là nơi tập trung số lượng lớn nhất cả nước các DN chế biến LTTP ở tất cả các loại hình quản lý với mức độ tập trung các mặt hàng sản xuất đạt trên 70%.
“Triển lãm là dịp để các DN Việt đẩy mạnh liên doanh sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến cũng như các kinh nghiệm quản lý hiện đại từ các đối tác nước ngoài. Ở chiều ngược lại, các DN nước ngoài tiếp cận đúng mục tiêu, xây dựng quan hệ hợp tác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống đầy tiềm năng của Việt Nam”-ông Dũng nói.
Theo đánh giá từ Collier, vào tháng 3 vừa qua, Việt Nam là điểm đến đầu tư sáng giá cho ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) so với các nước láng giềng Đông Nam Á. Các nghiên cứu thị trường của Colliers cũng chỉ ra hiện nhiều nhà đầu tư lớn đang cân nhắc đến ngành F&B vì đây là một trong những mảng bán lẻ thành công nhất ở Việt Nam.
Bên cạnh các chỉ số đánh giá và dự báo tăng trưởng khả quan của ngành F&B, một chuỗi cung ứng song song cùng với đó như nguồn nguyên liệu, máy móc sản xuất, đóng gói bảo quản, thanh toán, công nghệ số và hậu cần (logictics)…rất quan trọng giữa nhà sản xuất và nhà mua hàng.
Theo đó, năm nay lượng DN tham gia ngành máy móc thiết bị, công nghệ chế biến, đóng gói vẫn đạt số lượng tương đương năm 2019 (chiếm 45% trên tổng quy mô), phần lớn là DN sản xuất trong nước và nhập khẩu với sự góp mặt của một số thương hiệu máy móc lớn tới từ Hàn Quốc, Đài Loan.
Điều này cho thấy các nhà trưng bày chọn lựa Việt Nam để giới thiệu công nghệ mới là một tín hiệu tích cực cho thị trường.
Theo Tú Uyên/ PLO

>> xem thêm

Bình luận(0)