Muốn tồn tại lâu thì phải tiết kiệm
Nếu bạn bỏ toàn bộ tiền vào đầu tư, nó có thể giúp bạn giàu có nhưng cũng có thể khiến bạn trắng tay. Nếu muốn an toàn bạn nên thực hiện các phương pháp tài chính một cách kỷ luật. Có nghĩa là đừng chờ khi đủ tiền, khi rời công ty mới bắt đầu tiết kiệm và đầu tư cá nhân mà hãy sớm duy trì thói quen này.
Những người khôn ngoan thường tính toán trước những gì họ cần chuẩn bị để nghỉ hưu và gửi tiết kiệm trước. Tiếp đó, họ chỉ sử dụng phần nhỏ trong thu nhập của mình để chi tiêu hoặc đầu tư hình thức rủi ro cao. Những người này thực hành kỷ luật tài chính, lập ra quỹ hưu trí từ sớm.
Cân nhắc việc chi tiền những món đồ đắt tiền
Những người giàu có thường thích đi xe sang, dùng đồ hàng hiệu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên phân bổ 20% thu nhập của mình cho những khoản tiêu xài vì yêu thích chẳng hạn như đồ ăn, xe cộ, hàng hiệu,… Nhưng bạn cũng không nên tiết kiệm quá mức theo cách chỉ chọn mua đồ rẻ tiền.
Chẳng hạn khi mua nhà, bạn có thể cân nhắc chọn ngôi nhà có vị trí tốt, nó có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn nhưng có thể dễ dàng bán lại hoặc cho thuê kiếm thêm thu nhập.
Cẩn thận khi vay tiền
Nếu bạn mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ bạn cần. Vậy nên tốt nhất là đừng bao giờ mua quá những gì vượt ra ngoài nhu cầu của bản thân và gia đình.
Để làm được điều này bạn nên dùng tiền mặt thay vì dùng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng dễ thúc đẩy người dùng tiêu xài hoang phí. Nếu bạn muốn dùng thẻ thì hãy đảm bảo bạn đã tính toán và tối ưu các khoản vay, nợ với mức lãi tối thiểu.
Không đầu tư bằng tiền đi vay
Nếu bạn vay tiền để đầu tư, chiến lược của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhu cầu trả nợ. Với những khoản đầu tư dài hạn, bạn sẽ rất khó để nắm giữ chúng dưới áp lực nợ nần.
Rút kinh nghiệm từ những thất bại của bản thân
Có đầu tư mạo hiểm thì có thể có thất bại. Có thất bại thì mới có được thành công. Bạn muốn làm giàu thì đừng ngại thất bại. Nhưng hãy biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để lần đầu tư tới bạn có thể làm tốt hơn. Không có kinh nghiệm nào cay đắng và làm bạn nhớ lâu bằng kinh nghiệm rút từ những thất bại của bản nhân mình. Khi bạn chép ra những lý do đã làm bạn thất bại thì cũng như bạn ôn lại những tình huống đó một lần nữa.