Phố phường Hà Nội những ngày này không chỉ vắng xe cộ và người đi lại mà còn xuất hiện cảnh rất nhiều cửa hàng kinh doanh đóng cửa. Hình ảnh tại ngã tư Hàng Bông - Lý Quốc Sư, chiều 4/3.Dọc phố Lý Quốc Sư, hàng loạt cửa hàng thời trang, quán cà phê, bán đồ ăn phải đóng cửa. Một phân nguyên nhân là số ca mắc Covid-19 liên tiếp lập kỷ lục tại Hà Nội. Nhiều cửa hàng cũng không còn nhân sự để hoạt động.Trong khi đó, dọc tuyến phố Hàng Đào - Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) hàng loạt cơ sở kinh doanh thời trang đóng cửa, chủ nhà treo biển thông báo cho thuê lại cửa hàng. Tình trạng này đã kéo dài 2 năm nay do vắng khách du lịch, việc kinh doanh ảm đạm."Khoảng 70% hộ còn đang kinh doanh trên phố Hàng Đào là do họ không phải thuê mặt bằng. Dịch bệnh hoành hành nên lượng khách du lịch gần như không có, khách cũng không có nhu cầu mua nhiều quần áo", chủ cửa hàng Thắng Lan (Hàng Đào) chia sẻ.Gần đó, một cửa hàng kinh doanh máy ảnh ở khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (quận Hoàn Kiếm) khóa trái cửa, phía trong đồ đạc đã được dọn đi hết. Nhân viên bảo vệ gần đó cho biết cửa hàng đã đóng cửa từ tháng 3/2021 đến nay.Anh Tùng (nhân viên giao đồ ăn) gọi điện thông báo với khách hàng rằng cửa hàng gà rán đã đóng cửa. "Không hiểu sao đóng cửa từ tháng 1 đến nay mà vẫn mở bán trên ứng dụng. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp trường hợp như này", anh Tùng chia sẻ.Chị Trang (phố Hàng Khay) phải đóng 2 cửa hàng bán quần áo lụa tơ tằm và đồ lưu niệm gần 2 năm nay. "Từ khi có dịch bệnh, phố đi bộ hồ Gươm đóng cửa liên tục khiến cho lượng khách du lịch không còn, tôi cũng chưa có duyên bán hàng online nên giờ chuyển sang bán trà đá cầm cự", chị Trang nói.Loạt mannequin của chị Trang phủ bụi treo trong ngõ, quần áo đã được tháo xuống cất vào trong do không có khách hàng.Bà Thúy (chủ hộ kinh doanh quần áo ở phố Hàng Bông) cho biết cả tuần nay không có khách mua, đường phố cũng vắng do ảnh hưởng của dịch bệnh. "Cửa hàng phở bên cạnh mới đóng cửa được mấy hôm do gia đình họ có người mất vì Covid-19", bà Thúy nói.Anh Bằng (nhân viên quảng cáo) tất bật sửa sang lại một cửa hàng trên phố Đinh Tiên Hoàng. Nơi này trước đây kinh doanh quần áo, sắp tới sẽ thành cửa hàng bán đồ tiện ích.Quán Phở Lý Quốc Sư đóng cửa do số lượng F0 trong cộng đồng tăng cao. Hà Nội ghi nhận số lượng F0 cao kỷ lục trong ngày 4/3 vượt 21.000 ca. Ngoài ra, còn rất nhiều người dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không khai báo. Cục Thuế Hà Nội cho biết trong 2 tháng đầu năm, có 17.443 doanh nghiệp trên địa bàn chấm dứt kinh doanh, tăng 5.014 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2021; có 31.750 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 10.289 doanh nghiệp so với cùng kỳ.
Phố phường Hà Nội những ngày này không chỉ vắng xe cộ và người đi lại mà còn xuất hiện cảnh rất nhiều cửa hàng kinh doanh đóng cửa. Hình ảnh tại ngã tư Hàng Bông - Lý Quốc Sư, chiều 4/3.
Dọc phố Lý Quốc Sư, hàng loạt cửa hàng thời trang, quán cà phê, bán đồ ăn phải đóng cửa. Một phân nguyên nhân là số ca mắc Covid-19 liên tiếp lập kỷ lục tại Hà Nội. Nhiều cửa hàng cũng không còn nhân sự để hoạt động.
Trong khi đó, dọc tuyến phố Hàng Đào - Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) hàng loạt cơ sở kinh doanh thời trang đóng cửa, chủ nhà treo biển thông báo cho thuê lại cửa hàng. Tình trạng này đã kéo dài 2 năm nay do vắng khách du lịch, việc kinh doanh ảm đạm.
"Khoảng 70% hộ còn đang kinh doanh trên phố Hàng Đào là do họ không phải thuê mặt bằng. Dịch bệnh hoành hành nên lượng khách du lịch gần như không có, khách cũng không có nhu cầu mua nhiều quần áo", chủ cửa hàng Thắng Lan (Hàng Đào) chia sẻ.
Gần đó, một cửa hàng kinh doanh máy ảnh ở khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (quận Hoàn Kiếm) khóa trái cửa, phía trong đồ đạc đã được dọn đi hết. Nhân viên bảo vệ gần đó cho biết cửa hàng đã đóng cửa từ tháng 3/2021 đến nay.
Anh Tùng (nhân viên giao đồ ăn) gọi điện thông báo với khách hàng rằng cửa hàng gà rán đã đóng cửa. "Không hiểu sao đóng cửa từ tháng 1 đến nay mà vẫn mở bán trên ứng dụng. Thỉnh thoảng tôi cũng gặp trường hợp như này", anh Tùng chia sẻ.
Chị Trang (phố Hàng Khay) phải đóng 2 cửa hàng bán quần áo lụa tơ tằm và đồ lưu niệm gần 2 năm nay. "Từ khi có dịch bệnh, phố đi bộ hồ Gươm đóng cửa liên tục khiến cho lượng khách du lịch không còn, tôi cũng chưa có duyên bán hàng online nên giờ chuyển sang bán trà đá cầm cự", chị Trang nói.
Loạt mannequin của chị Trang phủ bụi treo trong ngõ, quần áo đã được tháo xuống cất vào trong do không có khách hàng.
Bà Thúy (chủ hộ kinh doanh quần áo ở phố Hàng Bông) cho biết cả tuần nay không có khách mua, đường phố cũng vắng do ảnh hưởng của dịch bệnh. "Cửa hàng phở bên cạnh mới đóng cửa được mấy hôm do gia đình họ có người mất vì Covid-19", bà Thúy nói.
Anh Bằng (nhân viên quảng cáo) tất bật sửa sang lại một cửa hàng trên phố Đinh Tiên Hoàng. Nơi này trước đây kinh doanh quần áo, sắp tới sẽ thành cửa hàng bán đồ tiện ích.
Quán Phở Lý Quốc Sư đóng cửa do số lượng F0 trong cộng đồng tăng cao. Hà Nội ghi nhận số lượng F0 cao kỷ lục trong ngày 4/3 vượt 21.000 ca. Ngoài ra, còn rất nhiều người dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không khai báo. Cục Thuế Hà Nội cho biết trong 2 tháng đầu năm, có 17.443 doanh nghiệp trên địa bàn chấm dứt kinh doanh, tăng 5.014 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2021; có 31.750 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 10.289 doanh nghiệp so với cùng kỳ.