Thoạt nhìn, chiếc bát tuyệt tác nạm vàng chỉ giống như một món đồ đựng thông thường, hoa văn và màu sắc trên bát cũng không đồng nhất. Nhưng thực ra, chiếc bát này được ghép từ 5 mảnh sứ Quan Diêu của các thời đại khác nhau, bao gồm sứ Việt Dao (thời Tống), sứ Long Dao của Cảnh Đức trấn (thời Thanh), sứ Thanh Hoa (thời Nguyên), sứ Long Tuyền (thời Tống) và sứ Nam Hải Nhất Hiệu (thời Minh). Vì vậy, nó mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với những nhà sưu tầm đồ cổ. Được biết, chiếc bát này đã được bán đi với giá 12 triệu NDT (41 nghìn tỷ VND).
|
Cận cảnh chiếc bát “chắp vá” nhưng có giá 41 nghìn tỷ đồng |
|
Phương pháp “vá bát” bí truyền 5 đời của gia tộc họ Vương |
|
Một số tác phẩm tiêu biểu của nghệ nhân Vương Chấn Hải |
Đây chỉ là một trong số rất nhiều tác phẩm của Vương Chấn Hải. Ông là là nghệ nhân chế tác bát hàng đầu Trung Quốc và là tác giả của những chiếc bát cổ danh giá. Từ năm 4 tuổi, Vương Chấn Hải đã theo học nghề từ ông nội. Lên 9 tuổi, ông đã nắm vững toàn bộ kỹ thuật “vá bát”. Năm lên 10, ông đã có thể tự mình làm nghề, được kinh thành xưng tụng là “Tiểu thánh thủ”. Ông nội của Vương Chấn Hải từng là thợ riêng cho Từ Hy thái hậu. Vương Chấn Hải là đời thứ năm trong gia tộc theo nghề này.
Mời độc giả xem video "Chàng trai trẻ thiết kế chiếc Bát Gỗ 3D cực đẹp trong 10 phút". Nguồn Khoảnh khắc hay:
Trong căn nhà rộng 60 mét vuông, Vương Chấn Hải đã “vá” tổng cộng hơn 90 nghìn mảnh gốm sứ. Các mảnh gốm được đục lỗ rồi ghép với nhau bằng “đinh vá” khéo đến mức nước cũng không thể lọt qua. Vương Chấn Hải sử dụng khoan nha khoa thay cho khoan kim cương truyền thống để đục lỗ. “Đinh vá” được làm bằng đồng cùng một số chất liệu bí truyền khác, ngoài ra còn có 10% là vàng. Tùy theo hình dạng mảnh bát mà nghệ nhân sẽ chế tác nên “đinh vá” đủ hình dạng, đẹp nhất là hình chim hạc, hoa mai. Đặc biệt, hoa mai do Vương Chấn Hải tạo ra còn có thể cử động như thật. Đệ tử của ông – Trương Sấm hiện cũng bắt đầu hé mở tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật độc đáo này.