Căn hộ của chị Nguyễn Thu Hằng được mua đúng đợt giãn cách năm 2021, dù nằm ngoài kế hoạch nhưng chị giao dịch rất nhanh và may mắn mua được căn ưng ý. Chị dự trù không đầu tư nhiều cho hoàn thiện nhà, chỉ cần thoáng, sáng, nhiều khoảng không gian cho trẻ con chơi...
Chị chia sẻ, khi bàn giao căn hộ có nhược điểm là rất nhiều dầm bị lộ ở tất cả các phòng. Khi thiết kế, nữ gia chủ yêu cầu phải xử lý che hết dầm. Vì theo phong thủy dầm trong nhà không tốt và thiếu thẩm mỹ.
Căn hộ có diện tích 83m2, công năng gồm 3 ngủ, 2 vệ sinh, 1 bếp, 1 khách và ban công chạy dài. Ưu điểm của căn hộ là có view rộng mở, rất đẹp.
Phòng bếp và bàn ăn. Cửa sổ chữ nhật xinh xắn là của 1 phòng ngủ nhỏ. Khi mới nhận, phòng không có cửa sổ nên chị trổ cửa này lấy sáng cho không gian bên trong.
Tổng chi phí đầu tư, hoàn thiện nội thất khoảng 200 triệu đồng.
Trong đó có một số chi tiết chị chú trọng đầu tư:
- Gỗ: dùng gỗ chống ẩm loạt tốt
- Phụ kiện: Bản lề, ray chị cũng dùng loại tốt để đảm bảo hoạt động trơn chu, êm ái, ko sợ hỏng.
- Đá bếp: Chị dùng loại đá chống thấm, chống ố
- Đèn chiếu sáng: Chị thay toàn bộ đèn ánh sáng vàng trung tính để mang cảm giác dịu mắt, bổ sung thêm đèn, chia thành các lộ chiếu sáng các khu vực để dễ dàng tuỳ chỉnh theo mục đích chiếu sáng trang trí hay sinh hoạt...
- Ngoài ra nhà chị làm lại trần và cải tạo hệ thống điện thông minh. Mục này nằm ngoài ngân sách 200 triệu.
“Có thể nhà tôi nhìn không bắt mắt như nhiều nhà khác nhưng khi về nhà tôi cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng. Nhà lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng tự nhiên, trẻ con có không gian vui chơi, có thể đá bóng tại phòng khách, chơi đùa, bày vẽ trong phòng ngủ diện tích chỉ tầm 12-15m2”, chị nói.
Khu bàn ăn, gia chủ làm bàn to để có thể ngồi được 8 - 10 người, vừa có chỗ cho trẻ con bày... Tủ rượu nhỏ ngay cạnh cửa ra vào.
Bếp được bố trí 1 khu rửa và 1 khu nấu. Công năng bếp được tính toán dựa trên phong thủy cũng như quy trình, thao tác khi nấu nướng giúp gia chủ xoay xở trong khu bếp thuận lợi và tiết kiệm thời gian. "Tôi thuộc hệ bừa bộn hay quên nên hạn chế tối đa việc bày biện phía trên bếp. Tôi tận dụng phụ kiện bếp để cất bát đĩa, xoong nồi, rổ giá, dao thớt, gia vị bên dưới... Việc để bên dưới cũng giúp trẻ con có thể tự phục vụ, ko cần nhờ đến người lớn trợ giúp".
Phòng khách rộng rãi, tạo thành không gian mở với bàn ăn. Trẻ con tha hồ chạy nhảy, nô đùa, đi xe ở khoảng trống này.
Phòng ngủ master. Cạnh giường chỗ cửa còn có 1 bục thấp để ngồi chill ngắm view thành phố
Căn phòng rất nhỏ, chỉ khoảng 10m2, thiết kế CĐT chỉ có 1 ô cửa bé xíu thông ra phía ngoài hành lang. Chị Hằng đã trổ cửa để phòng thoáng hơn, nhìn qua cửa sổ là bàn ăn và bếp. Chị kê được 1 chiếc giường 1.8m với tủ quần áo và bàn học. Do phòng nhỏ nên chị thiết kế hệ tủ và giường liền khối. Phần gầm giường thành hộc chứa để tăng diện tích lưu trữ.
Phòng đa năng làm chỗ chơi cho bé, góc học tập và khi có khách sẽ trở thành phòng ngủ kiểu Nhật. Chị Hằng cho làm tủ kịch trần, cất đồ chơi, chăn, màn chưa dùng... để phòng luôn ngăn nắp.
View triệu đô với tầm nhìn rộng và hút gió.