Cá lia thia là loài cá đặc biệt, chỉ xuất hiện nhiều vào mùa khô hạn, ở những vùng nước ngọt đã bị nhiễm phèn mặn nhiều. Điều này trái ngược với nhiều loại thuỷ sản thường có nhiều vào mùa mưa lũ. Chính vì thế nên cá lia thia không có nhiều và cũng không dễ để săn tìm chúng.
Từ lâu nay, chỉ có vùng biên giới Đức Huệ, Thạnh Hoá, Mộc Hoá... (tỉnh Long An) là nơi có nhiều cá lia thia, được người dân săn bắt khi mùa khô tới. Thêm nữa, cá lia thia hầu hết đều được sơ chế để làm mắm bởi mắm lia thia là loại đặc sản, có vị thơm ngon rất đặc trưng.
Cá lia thia được người dân làm theo phương thức truyền thống và có chút khác biệt so với nước mắm làm từ thuỷ sản. Mắm cá lia thia khi thành phẩm thì vẫn còn nguyên cả con cá lia thia. Với giá bán khá cao, nghề làm mắm cũng như săn bắt cá lia thia hiện nay đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều người dân nghèo trong mùa khô hạn.
|
Mắm cá lia thia, đặc sản danh tiếng của vùng biên giới. (ảnh Đoàn Xá). |
|
Nông dân vùng biên giới Đức Huệ săn bắt cá lia thia. Hiện cá lia thia được bán với giá khoảng 200 ngàn đồng mỗi ký lô. |
|
Sau đó, cá lia thia được sơ chế bằng cách rửa sách, chà nhẹ cho bớt lớp nhớt trên da cá trước khi làm mắm. |
|
Những con cá lia thia nhỏ xíu như đầu đũa thường xuất hiện vào mùa khô, tại nhưng bưng bàu nhiễm phèn mặn. |
|
Cũng như nhiều loại mắm khác, người làm mắm lia thia cũng phải ủ muối, gia vị và cả thính (gạo rang ghiền nhỏ) để tạo hương vị cho mắm. |
|
Cá lia thia được chọn lọc cẩn thận để tránh lẫn với một số loại cá tạp nhỏ khác trước khi ủ mắm. |
|
Mắm cá sau khi được tẩm ướp phải đặt trong các hũ (lọ) thuỷ tinh. Hũ mắm thường không được đổ đầy để khi lên men không bị hư. Người dân có thể phơi mắm ngoài trời nắng sau khi ủ. |
|
Hiện nay ở Long An có hàng chục cơ sở làm mắm cá lia thia với quy mô khác nhau, từ nhỏ lẻ cho tới thành lập công ty. Mắm cá lia thia cũng được nhiều người đưa đi xuất khẩu thay vì chỉ bán trong nước bởi danh tiếng của đặc sản này. |