Từ lâu, Thụy Sĩ đã là một trong những quốc gia “thừa tiền” nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tại nước này vào năm 2018 đạt 80.643 USD (~1,8 tỷ đồng). Thật dễ hiểu khi mức lương của người dân Thụy Sĩ cũng rất cao, trung bình đạt hơn 4.000 CHF/tháng (~92 triệu đồng). Nếu ở dưới mức này sẽ bị coi là “lương thấp”, chẳng hạn như nghề làm tóc hoặc tiếp viên hàng không. Ở Thụy Sĩ, nghề được trả lương cao nhất là nhân viên ngoại giao của chính phủ với mức lương lên tới 303 triệu đồng/tháng.
|
Tiếp viên hàng không được coi là nghề... lương thấp tại Thụy Sĩ |
Dù mức lương cao ngất ngưởng là vậy nhưng chính phủ Thụy Sĩ vẫn cho rằng người dân chưa có đủ tiền. Bởi hiện nay có khoảng 400.000 người chưa đạt được mức lương 92 triệu đồng/tháng.
Vào tháng 6 năm 2016, chính phủ nước này còn đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý về việc cấp thu nhập đảm bảo cơ bản cho toàn dân. Cụ thể hơn, hằng tháng chính phủ sẽ phát cho mỗi công dân trưởng thành 2.500 CHF (57 triệu đồng). Những người còn ở độ tuổi vị thành niên cũng sẽ nhận được thu nhập đảm bảo cơ bản sau thuế là 625 CHF/tháng (14 triệu đồng). Đây quả thực là một chính sách “trong mơ” đối với nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, 76% người dân Thụy Sĩ lại không tán hành chính sách này, vì họ cho rằng bản thân đã có đủ tiền, không cần hỗ trợ thêm. Bên cạnh đó, chính sách này có thể khiến người dân trở nên lười biếng, chậm chạp trong công việc. Sống mà không cần làm việc cũng tốt, nhưng chỉ có 10% người Thụy Sĩ cho rằng nên thôi việc nhờ chính sách này.
Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng người Thụy Sĩ thật “điên rồ”, nhưng hóa ra họ lại có suy nghĩ rất thấu đáo. Chính phủ Thụy Sĩ dùng 1/3 trợ cấp chính phủ cho dân, nhưng khoản tiền này phần lớn lại đến từ việc thu thuế, đồng nghĩa với gánh nặng về thuế sẽ càng nặng nề hơn.