“Lộc rừng” giúp người dân Thanh Hóa có “của của ăn của để“

Google News

Chỉ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch nên người dân vùng núi tranh thủ ngược rừng đi tìm “lộc” về, sơ chế để bán quanh năm.

Gần 1 giờ chiều, chị Lê Thị Thuỷ và anh Nguyễn Linh, trú tại xã Hoá Quỳ, huyện Như Xuân (Thanh Hoá) nhễ nhại mồ hôi vượt những con đường ngoằn nghoèo, trơn trượt để gùi sọt măng nứa đầy ắp trở về ngôi nhà cạnh bìa rừng của mình.

Chị Thuỷ cho biết, cây nứa cùng họ với tre nhưng nhỏ hơn, thân nứa không cao. Từ tháng 6, khi những cơn mưa rào đổ xuống, xung quanh những bụi nứa già lại mọc lên tua tủa những mầm măng.

“Loc rung” giup nguoi dan Thanh Hoa co “cua cua an cua de“
 Để măng ngon nhất, sau khi lấy từ rừng về, chị Thuỷ mang đi luộc luôn để giữ độ giòn, ngọt. 

Măng nứa tuy nhỏ nhưng giòn và ngọt, mọc hoang khắp trên các cánh rừng gần nhà. Cứ đến mùa măng nứa, không ai bảo ai, người dân vào rừng hái măng đông như trảy hội. Người thì gùi ra đường quốc lộ, cân luôn cho thương lái. Người thì mang về muối chua hoặc phơi để dự trữ làm thức ăn quanh năm.

Mùa măng nứa rừng chỉ kéo dài 3 tháng trong năm, vì vậy, không kể nắng hay mưa, chị Thuỷ vẫn cùng người bạn đồng hành của mình lên rừng hái măng những lúc rảnh rỗi.

“Thời điểm măng rừng ngon nhất là tháng 7 âm lịch nên phải tận dụng thời gian rảnh để đi hái. Để có măng về giờ này, tôi phải xuất phát từ 5 giờ sáng, đi bộ cả tiếng mới vào đến nơi”, chị Thuỷ cho hay.

“Loc rung” giup nguoi dan Thanh Hoa co “cua cua an cua de“-Hinh-2
 Chị Thuỷ bên gủi măng nứa mình vừa đi hái trên rừng về, chuẩn bị mang luộc.

Đặt gùi măng xuống bên cạnh gian bếp nhỏ, anh Linh bắc nồi nước to lên bếp, chị Thuỷ nhóm củi để luộc măng. Sức nóng của bếp lửa đang cháy bập bùng cùng với thời tiết oi ức khiến mồ hôi chảy ra nhễ nhại, chị Thuỷ liên tục lấy vay áo lau những giọt mồ hôi trên khuôn mặt.

“Khi hái được măng, chúng tôi phải bóc hết vỏ bên ngoài, chỉ lấy phần ngọn non bên trong đem về rửa sạch, luộc chín. Những cây măng trắng tinh sau khi luộc lại chuyển sang màu vàng nhạt, sau đó đóng thành túi mang bán luôn hoặc khía ra phơi khô”, chị Thuỷ nói.

Theo chị Thuỷ, một buổi đi rừng, chị sẽ hái được từ 20-30kg măng tươi. Sau khi mang về, rửa sạch, luộc xong sẽ bán với giá 30-35 nghìn đồng/kg. Với những khách hàng ở xa, chị Thuỷ lại mang măng đi thuê người đóng túi, hút chân không rồi bán với giá 50 nghìn đồng/kg hoặc khía ra, mang phơi khô, bán với giá 330 nghìn đồng/kg.

“Loc rung” giup nguoi dan Thanh Hoa co “cua cua an cua de“-Hinh-3
Măng nứa rừng phơi nắng tự nhiên đang được bán trên thị trường với giá từ 300-450 nghìn đồng/kg. 

Sở dĩ măng khô có giá cao như vậy là vì phải từ 13-15kg măng nứa tươi, sau khi luộc và phơi khoảng 3 ngày nắng to mới thu hoạch được 1kg măng nứa khô. Mỗi mùa măng là 3 tháng, anh Linh và chị Thuỷ có thể thu hái và phơi được khoảng 300kg măng khô để bán quanh năm.

Với người dân vùng cao, măng nứa được xem như thứ lộc của rừng. Trước đây, măng giúp người dân vùng cao qua cơn đói, làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Những năm gần đây, măng nứa trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích.

Đặc biệt, mỗi khi Tết về, bát canh măng khô trở thành món ăn quen thuộc trong mâm cỗ cúng gia tiên. Vì vậy, cứ đến mùa măng, bà con vùng cao lại rủ nhau vào rừng hái măng nứa để bán, có thêm nguồn thu nhập ngoài công việc làm nương rẫy.

Theo Người đưa tin

>> xem thêm

Bình luận(0)