Những ngày qua, sự việc tập đoàn Khaisilk bị phát hiện bán khăn lụa Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam đang làm dậy sóng dư luận, khiến người tiêu dùng nào cũng bất bình.Áp lực lớn của dư luận đã khiến doanh nhân Hoàng Khải - Chủ tịch tập đoàn Khaisilk phải lên tiếng thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, với tỷ lệ hàng Trung Quốc/hàng Việt Nam là 50/50 và ông đành "cúi đầu xin lỗi" khách hàng.Về lý do nhập lụa Trung Quốc, ông Hoàng Khải cho biết đã làm việc này từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi ngành sản xuất tơ lụa của Việt Nam suy thoái, khiến doanh nghiệp không tìm đủ nguồn hàng phù hợp trong nước.Tuy nhiên, phản bác lại lời nói này của ông Khải, nhiều chủ cửa hàng lụa tại làng nghề Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, sản phẩm lụa “made in Vietnam” không hề thiếu, song giá thành cao, vì những công đoạn sản xuất thủ công để đảm bảo cho ra sản phẩm lụa thực sự chất lượng.Ghi nhận của Kiến Thức tại làng lụa Vạn Phúc sau sự kiện “phát lộ” thương hiệu Khaisilk bán khăn Trung Quốc gắn mác Việt Nam cho thấy, những ngày này, làng lụa Vạn Phúc bỗng dưng được chú ý hơn, lượng người lui tới tham quan làng nghề nhiều hơn. Dường như họ muốn tìm hiểu xem đâu mới là lụa Việt...Nhiều người thì lại muốn tìm hiểu thương hiệu lụa Vạn Phúc có liên quan gì đến thương hiệu Khaisilk không? Hay lụa ở làng nghề Vạn Phúc có phải hàng Tàu không?"Khách tới để mua hàng thì ít, nhưng tò mò tìm hiểu cách có thể phân biệt được đâu là lụa Vạn Phúc, đâu là hàng xuất xứ từ Trung Quốc thì nhiều. Thật sự để phân biệt điều đó không hề dễ một chút nào.", một chủ hộ kinh doanh lụa cho biết.Chia sẻ với Kiến Thức, nhiều hộ kinh doanh lụa cho rằng, tuy không liên quan nhưng việc thương hiệu Khaisilk bị tố lừa dối khách hàng đã ảnh hưởng tiêu cực đến nghề lụa Vạn Phúc. Người ta lên án Khaisilk, đồng thời cũng xuất hiện những thông tin không tốt nhằm vào thương hiệu lụa Vạn Phúc, chuyện này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của làng nghề này."Tôi khẳng định đó là những thông tin thiếu cơ sở, bởi theo tôi được biết, ở đây có khoảng 70% cửa hàng bán lụa Vạn Phúc làm ra, còn lại là những sản phẩm từ những nơi khác nhập về. Trong số nhập về đó có lụa xuất xứ từ Trung Quốc. Thế nhưng, tại làng nghề không có chuyện "treo đầu dê, bán thịt chó" như Khaisilk. Nếu lụa là hàng ngoại nhập thì phải ghi rõ là hàng nhập, hàng Việt Nam ghi rõ là Việt Nam và lụa của Vạn Phúc phải có in tên tuổi đàng hoàng....", chị N.T.H. – chủ một cửa hàng tại làng nghề nhấn mạnh.Theo các hộ kinh doanh lụa, khi xảy ra “sự cố” Khaisilk, có thể nhiều người sẽ nghĩ nguồn cung lụa Việt Nam ít ỏi, nguyên liệu khai thác từ nguồn không đảm bảo… nhưng thực tế, khi đến làng nghề Vạn Phúc, nhìn vào quy trình sản xuất mọi người sẽ thấy, Vạn Phúc vẫn đang dệt ra những mảnh lụa "made in Việt Nam" đúng chất.Theo bà Nguyễn Thị Tâm – chủ thương hiệu Mao Silk cho biết, cơ sở được hình thành sau năm 1986, thời điểm chuyển đổi kinh tế từ mô hình cũ sang kinh tế thị trường. Khi đó, cụ Triệu Văn Mão là người đầu tiên gây dựng nên cơ sở và thương hiệu của Mao Silk hiện nay (cụ Mão đã mất, bà Tâm là con dâu của cụ).Theo bà Tâm, lâu nay, ở Vạn Phúc không trồng dâu, nuôi tằm nữa vì quy trình đó đòi hỏi phải có diện tích lớn, khí hậu phù hợp.Do vậy, cơ sở thường nhập nguồn nguyên liệu tơ tằm từ các công ty khai thác trong nước, với nguồn cung từ Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Bảo Lộc (Lâm Đồng) hay Duy Xuyên (Quảng Nam).Sau khi nhập tơ tằm nguyên liệu về, 10 công nhân trong xưởng sản xuất của bà sẽ thực hiện hầu hết các công đoạn tiếp theo để sản xuất ra vải lụa.Về cơ bản, công nhân vẫn làm thủ công, song cố gắng cải tiến một số chi tiết máy móc để năng suất cao hơn."Nhìn chung, sản phẩm lụa Hà Đông sử dụng nguồn nguyên liệu tơ tằm và làm thủ công nên giá thành có thể coi là cao, song chất lượng là điều chúng tôi luôn tự hào. Hiện giờ, Vạn Phúc vẫn đang hằng ngày sản xuất ra lụa, máy dệt chưa lúc nào ngừng nghỉ”, bà Tâm bày tỏ.Bà Tâm cũng chia sẻ thêm, hiện cơ sở của bà đang sản xuất được hơn 1.000m lụa mỗi tháng, cung cấp ra thị trường ở cả dạng nguyên liệu (để may các sản phẩm đa dạng chủng loại như khăn, áo dài…) cũng như dạng sản phẩm hoàn chỉnh.Ngoài ra, theo bà Tâm, làng Vạn Phúc hiện có 5-6 xưởng sản xuất quy mô như Mao Silk, trong khi mô hình hộ gia đình dệt lụa nhỏ lẻ vẫn đang được duy trì phổ biến trong làng.Đây là một trong những công đoạn sản xuất lụa tơ tằm tại Vạn Phúc.Sau khi dệt xong, sản phẩm sẽ trải qua một số công đoạn khác để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh trước khi mang ra bày bán tại cửa hàngMặc dù có khá thành khá cao xong lụa Vạn Phúc được rất nhiều khách hàng chọn lựa. “Tôi rất thích lụa Vạn Phúc, bởi mềm mại, không những thế những đường nét hoa văn được in trên những tấm lụa rất đẹp mắt. Mặc dù thời gian qua có nghe về chuyện Khaisilk lừa dối khách hàng, tôi cũng khá hoang mang, nhưng khi đến nhìn thực tế và được trải nghiệm tội vẫn tin rằng lụa Việt Nam vẫn đang có vị trí và chỗ đứng rõ ràng trên thị trường, chứ không phải tất cả các thương hiệu đều làm ăn thiếu đạo đức như Khaisilk...", bác Nguyễn Thị Nga (57 tuổi, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.Bên cạnh đó, theo bà Tâm muốn duy trì và phát triển nghề thì mình phải biết phục vụ thị trường. Đó là vừa đáp ứng thị hiếu, thời trang của khách hàng, vừa phải tính toán cho ra sản phẩm hợp túi tiền.Tuy nhiên, các thương hiệu lụa ở làng nghề Vạn Phúc luôn đảm bảo tính minh bạch khi bán sản phẩm của mình.Những sản phẩm lụa tơ tằm 100% có giá thành cao, nhưng các sản phẩm lụa có pha chất liệu khác đều được ghi rõ.Việc pha chế đó giúp tạo ra sản phẩm đáp ứng thị hiếu, cũng như phù hợp túi tiền hơn.Một công nhân thực hiện công đoạn rút tơ thừa trước khi dừng dệt.
Những ngày qua, sự việc tập đoàn Khaisilk bị phát hiện bán khăn lụa Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam đang làm dậy sóng dư luận, khiến người tiêu dùng nào cũng bất bình.
Áp lực lớn của dư luận đã khiến doanh nhân Hoàng Khải - Chủ tịch tập đoàn Khaisilk phải lên tiếng thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc, với tỷ lệ hàng Trung Quốc/hàng Việt Nam là 50/50 và ông đành "cúi đầu xin lỗi" khách hàng.
Về lý do nhập lụa Trung Quốc, ông Hoàng Khải cho biết đã làm việc này từ lâu, xuất phát vào giữa những năm 90, khi ngành sản xuất tơ lụa của Việt Nam suy thoái, khiến doanh nghiệp không tìm đủ nguồn hàng phù hợp trong nước.
Tuy nhiên, phản bác lại lời nói này của ông Khải, nhiều chủ cửa hàng lụa tại làng nghề Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, sản phẩm lụa “made in Vietnam” không hề thiếu, song giá thành cao, vì những công đoạn sản xuất thủ công để đảm bảo cho ra sản phẩm lụa thực sự chất lượng.
Ghi nhận của Kiến Thức tại làng lụa Vạn Phúc sau sự kiện “phát lộ” thương hiệu Khaisilk bán khăn Trung Quốc gắn mác Việt Nam cho thấy, những ngày này, làng lụa Vạn Phúc bỗng dưng được chú ý hơn, lượng người lui tới tham quan làng nghề nhiều hơn. Dường như họ muốn tìm hiểu xem đâu mới là lụa Việt...
Nhiều người thì lại muốn tìm hiểu thương hiệu lụa Vạn Phúc có liên quan gì đến thương hiệu Khaisilk không? Hay lụa ở làng nghề Vạn Phúc có phải hàng Tàu không?
"Khách tới để mua hàng thì ít, nhưng tò mò tìm hiểu cách có thể phân biệt được đâu là lụa Vạn Phúc, đâu là hàng xuất xứ từ Trung Quốc thì nhiều. Thật sự để phân biệt điều đó không hề dễ một chút nào.", một chủ hộ kinh doanh lụa cho biết.
Chia sẻ với Kiến Thức, nhiều hộ kinh doanh lụa cho rằng, tuy không liên quan nhưng việc thương hiệu Khaisilk bị tố lừa dối khách hàng đã ảnh hưởng tiêu cực đến nghề lụa Vạn Phúc. Người ta lên án Khaisilk, đồng thời cũng xuất hiện những thông tin không tốt nhằm vào thương hiệu lụa Vạn Phúc, chuyện này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của làng nghề này.
"Tôi khẳng định đó là những thông tin thiếu cơ sở, bởi theo tôi được biết, ở đây có khoảng 70% cửa hàng bán lụa Vạn Phúc làm ra, còn lại là những sản phẩm từ những nơi khác nhập về. Trong số nhập về đó có lụa xuất xứ từ Trung Quốc. Thế nhưng, tại làng nghề không có chuyện "treo đầu dê, bán thịt chó" như Khaisilk. Nếu lụa là hàng ngoại nhập thì phải ghi rõ là hàng nhập, hàng Việt Nam ghi rõ là Việt Nam và lụa của Vạn Phúc phải có in tên tuổi đàng hoàng....", chị N.T.H. – chủ một cửa hàng tại làng nghề nhấn mạnh.
Theo các hộ kinh doanh lụa, khi xảy ra “sự cố” Khaisilk, có thể nhiều người sẽ nghĩ nguồn cung lụa Việt Nam ít ỏi, nguyên liệu khai thác từ nguồn không đảm bảo… nhưng thực tế, khi đến làng nghề Vạn Phúc, nhìn vào quy trình sản xuất mọi người sẽ thấy, Vạn Phúc vẫn đang dệt ra những mảnh lụa "made in Việt Nam" đúng chất.
Theo bà Nguyễn Thị Tâm – chủ thương hiệu Mao Silk cho biết, cơ sở được hình thành sau năm 1986, thời điểm chuyển đổi kinh tế từ mô hình cũ sang kinh tế thị trường. Khi đó, cụ Triệu Văn Mão là người đầu tiên gây dựng nên cơ sở và thương hiệu của Mao Silk hiện nay (cụ Mão đã mất, bà Tâm là con dâu của cụ).
Theo bà Tâm, lâu nay, ở Vạn Phúc không trồng dâu, nuôi tằm nữa vì quy trình đó đòi hỏi phải có diện tích lớn, khí hậu phù hợp.
Do vậy, cơ sở thường nhập nguồn nguyên liệu tơ tằm từ các công ty khai thác trong nước, với nguồn cung từ Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Bảo Lộc (Lâm Đồng) hay Duy Xuyên (Quảng Nam).
Sau khi nhập tơ tằm nguyên liệu về, 10 công nhân trong xưởng sản xuất của bà sẽ thực hiện hầu hết các công đoạn tiếp theo để sản xuất ra vải lụa.
Về cơ bản, công nhân vẫn làm thủ công, song cố gắng cải tiến một số chi tiết máy móc để năng suất cao hơn.
"Nhìn chung, sản phẩm lụa Hà Đông sử dụng nguồn nguyên liệu tơ tằm và làm thủ công nên giá thành có thể coi là cao, song chất lượng là điều chúng tôi luôn tự hào. Hiện giờ, Vạn Phúc vẫn đang hằng ngày sản xuất ra lụa, máy dệt chưa lúc nào ngừng nghỉ”, bà Tâm bày tỏ.
Bà Tâm cũng chia sẻ thêm, hiện cơ sở của bà đang sản xuất được hơn 1.000m lụa mỗi tháng, cung cấp ra thị trường ở cả dạng nguyên liệu (để may các sản phẩm đa dạng chủng loại như khăn, áo dài…) cũng như dạng sản phẩm hoàn chỉnh.
Ngoài ra, theo bà Tâm, làng Vạn Phúc hiện có 5-6 xưởng sản xuất quy mô như Mao Silk, trong khi mô hình hộ gia đình dệt lụa nhỏ lẻ vẫn đang được duy trì phổ biến trong làng.
Đây là một trong những công đoạn sản xuất lụa tơ tằm tại Vạn Phúc.
Sau khi dệt xong, sản phẩm sẽ trải qua một số công đoạn khác để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh trước khi mang ra bày bán tại cửa hàng
Mặc dù có khá thành khá cao xong lụa Vạn Phúc được rất nhiều khách hàng chọn lựa. “Tôi rất thích lụa Vạn Phúc, bởi mềm mại, không những thế những đường nét hoa văn được in trên những tấm lụa rất đẹp mắt. Mặc dù thời gian qua có nghe về chuyện Khaisilk lừa dối khách hàng, tôi cũng khá hoang mang, nhưng khi đến nhìn thực tế và được trải nghiệm tội vẫn tin rằng lụa Việt Nam vẫn đang có vị trí và chỗ đứng rõ ràng trên thị trường, chứ không phải tất cả các thương hiệu đều làm ăn thiếu đạo đức như Khaisilk...", bác Nguyễn Thị Nga (57 tuổi, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo bà Tâm muốn duy trì và phát triển nghề thì mình phải biết phục vụ thị trường. Đó là vừa đáp ứng thị hiếu, thời trang của khách hàng, vừa phải tính toán cho ra sản phẩm hợp túi tiền.
Tuy nhiên, các thương hiệu lụa ở làng nghề Vạn Phúc luôn đảm bảo tính minh bạch khi bán sản phẩm của mình.
Những sản phẩm lụa tơ tằm 100% có giá thành cao, nhưng các sản phẩm lụa có pha chất liệu khác đều được ghi rõ.
Việc pha chế đó giúp tạo ra sản phẩm đáp ứng thị hiếu, cũng như phù hợp túi tiền hơn.
Một công nhân thực hiện công đoạn rút tơ thừa trước khi dừng dệt.