Kiểu thư giãn siêu độc của “nữ hoàng đế chế vàng bạc” PNJ

Google News

Trong phòng làm việc của bà Dung, bà chủ PNJ luôn có những con gấu bông đáng yêu. Sau những lúc làm việc căng thẳng, bà ôm gấu bông vào lòng và mỉm cười.

Bà chủ của đế chế vàng bạc Phú Nhuận
Bà Cao Thị Ngọc Dung sinh năm 1957 (Đinh Dậu) tại Quảng Ngãi, là cử nhân kinh tế thương nghiệp (ĐH Kinh tế TP HCM).
Để có được sự thành công của PNJ chính là nhờ sự chèo lài của Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty, người thuyền trưởng suốt gần 20 năm qua.
Bà chủ PNJ đóng vai trò quyết định cho sự thành công của PNJ, giúp cho doanh nghiệp này có những con số ấn tượng, vượt qua những hoài nghi về khả năng công ty này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai.
Kieu thu gian sieu doc cua “nu hoang de che vang bac” PNJ
Bà Cao Thị Ngọc Dung - nữ hoàng đế chế vàng bạc Phú Nhuận.
Hình ảnh của bà không chỉ là linh hồn của một trong những doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý lớn nhất Việt Nam mà còn là đại diện cho thế hệ nữ doanh nhân bản lĩnh, quyền lực mà vẫn đầy nữ tính.
Bà Cao Thị Ngọc Dung tham gia ban quản trị Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận từ năm 1998 trên cương vị Giám đốc. Trong gần 20 năm gắn bó với doanh nghiệp, bà đã lãnh đạo PNJ vươn lên mức doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 200 tỷ đồng mỗi năm và 194 trung tâm kim hoàn trên khắp cả nước.
Nếu nhìn vào thành quả và cả tham vọng hiện nay của PNJ, nhiều người sẽ phải thừa nhận sự khâm phục hoàn toàn có lý này: Nói riêng về trang sức, cùng với DoJi, PNJ hiện đang thống trị thị trường với 20% thị phần trang sức vàng và 70% thị phần trang sức bạc (tính đến cuối năm 2012).
Cao Thị Ngọc Dung là một nữ doanh nhân có nhiều tham vọng, nhưng có lẽ tham vọng lớn nhất của vị “nữ tướng” này là mong muốn đưa PNJ trở thành một tập đoàn bán lẻ trang sức hàng đầu trong khu vực.
Hiện nay, bà đang nắm giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, "chiếc ghế nóng" này đã được bà nắm giữ hơn 10 năm (từ năm 2004 đến nay).
PNJ đã được xếp vào Top 10 công ty sản xuất và kinh doanh kim hoàn lớn ở khu vực châu Á. .
Bà Dung cũng từng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á vào năm 2016. Top 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 trong lĩnh vực kinh doanh do Forbes Việt Nam bình chọn.
Hiện tại, với việc sở hữu hơn 9,96 triệu cổ phiếu PNJ, tổng tài sản của bà Dung khoảng 752 tỷ đồng.
Từng bị coi là "điên"
Năm 1988, khi ấy PNJ mới thành lập. Lúc đó, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa, chưa có luật gì về kinh doanh, bà được phân công về PNJ và phải tiếp xúc với đối tác ngoại muốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
"Tôi đã nhìn thấy ngay tầm nhìn nhu cầu của hàng trang sức. Đến năm 1992, có tập đoàn Úc vào TP HCM, tôi được chọn đàm phán. Mất cả năm trời mới ra được kế hoạch hợp tác giữa hay bên, dự định tạo thành một liên doanh giữa Việt Nam – Úc.
Thời điểm đó, trước khi ký hợp đồng, tôi có nói rằng cho tôi qua Úc xem nhà máy của họ. Tôi đi xem thấy nó không khó với Việt Nam, bởi đội ngũ giỏi tay nghề thủ công. Về nước, tôi đã nói với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và địa phương, là cho phép khoan ký với đối tác ngoại”, bà kể.
Sau đó, nữ tướng của PNJ qua Singapore tham khảo, và bà cũng thấy chẳng hề khó với kỹ sư Việt Nam.
“Tôi quyết định từ chối ký kết hợp tác. Lúc đấy lãnh đạo không tin tưởng. Đối tác bảo tôi điên vì mất thời gian dài để đàm phán, lên kế hoạch… Họ bắt trả 120.000 USD”, bà chia sẻ.
Bà Dung cho biết, thị trường Việt khi ấy là 80 triệu dân, phía nhà đầu tư Úc muốn sản xuất tại Việt Nam rồi cung cấp 70% cho thị trường chúng ta, và chỉ 30% mang về nước họ. Tại sao phải nhường cho người ta? Tôi đã đề nghị đối tác ngoại đổi ngược, 70% sản phẩm họ mang về Úc và chỉ 30% bán tại Việt Nam. Họ đã không đồng ý.
"Tôi hứa với lãnh đạo địa phương cho phép tôi làm giống như người ta. Và tôi đã bắt đầu tìm hiểu, xây dựng kế hoạch 3 năm sẽ lỗ cho chiến lược của mình.
“Tùy theo mỗi ngành nghề khác nhau sẽ chọn chiến lược của mình. Với PNJ, ngay từ đầu chúng tôi đã chọn chiến lược đối đầu. Đấy là với nước ngoài, còn trong nước là chọn hợp tác. Đến nay PNJ vẫn đi theo chiến lược đối đầu với đối thủ trong khu vực”, bà Dung cho biết.
Chính nhờ sự sáng suốt và quyết định táo bạo của bà Cao Thị Ngọc Dung mà PNJ đã có thành công như ngày hôm nay. Không thể phủ nhận rằng càng ngày PNJ càng cải thiện mạnh mẽ về sản phẩm cũng như chất lượng quản trị, không thua kém gì nhiều hãng trang sức nổi tiếng trên thế giới.
Có lẽ càng về sau này, hình ảnh bà Cao Thị Ngọc Dung sẽ càng gắn bó chặt chẽ với hình ảnh một nữ doanh nhân Việt Nam “lấp lánh ánh vàng”.
Kiểu thư giãn chỉ có ở bà chủ PNJ
Trong phòng làm việc của bà Dung có những con gấu bông đáng yêu. Thỉnh thoảng sau những lúc làm việc căng thẳng, bà ôm gấu bông vào lòng, mỉm cười.
“Thấy nó dễ thương không? Mềm, mịn và rất êm ái. Tôi từng nghĩ tới chừng về hưu, sẽ mở ra một thế giới gấu bông, có đủ loại gấu bông trên đời, cho tất cả con nít cùng vào chơi để tha hồ ôm ấp và hạnh phúc…
Xong có người lại khuyên, thôi, bà không đủ gấu bông để chơi thì lại bày ra một cái nhà máy sản xuất gấu bông nữa thì chết… Câu nói đùa này làm tôi cũng giật mình, vừa rồi mấy mẹ con đi mua gấu bông ở Anh, vốn là xứ có gấu bông đẹp nhất, thì cũng chẳng có con nào mới để mình mua nữa rồi…” - bà chia sẻ.
Theo Lily/Giadinhnet

>> xem thêm

Bình luận(0)