Nói đến doanh nhân Việt mê bóng đá, không thể không nói đến ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Là người thành lập học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lại, "bầu" Đức dành nhiều công sức, tiền của để góp phần đào tạo lứa cầu thủ trẻ tuổi theo mô hình của học viện Cầu thủ trẻ Arsenal. Ảnh: Tiền Phong. Bầu Đức đã chi ít nhất 50 triệu USD để thương hiệu Arsenal được song hành cùng Học viện Arsenal HAGL JMG, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tuyển thủ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Ảnh: Vietnamnet.Đáng chú ý nhất, ông Đức chính là người khởi nguồn cho mối duyên bóng đá Việt Nam với HLV tài ba người Hàn Quốc Park Hang Seo, tạo nên bước ngoặt để đời cho các cầu thủ U23 và nền bóng đá Việt. Với con mắt nhìn người tinh anh, bầu Đức đã giới thiệu và cố gắng đưa chiến lược gia người Hàn Quốc về Việt Nam, bất chấp nhiều ý kiến chỉ trích của dư luận. Ảnh: 24h.Cái tên “bầu Hiển” được giới yêu thể thao Việt Nam luôn nhắc tới. Ông là Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T. Ảnh: Dân Việt.Trước nhiều câu hỏi về việc ông là ông bầu của cả Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng, ông Hiển bày tỏ: “Tôi làm bóng đá vì niềm đam mê và chưa bao giờ tính toán thiệt hơn”. Ảnh: 24h.Mới đây, khi đội U23 Việt Nam giành HCB tại giải U23 Châu Á, bầu Hiền đã giành mức thưởng lên tới 6 tỉ đồng cho tập thể và cá nhân của đội bóng Hà Nội FC. Ảnh: Vietnamnet.Doanh nhân Phạm Văn Tam (Giám đốc hãng tivi Asanzo) là một trong những người tài trợ cho đội bóng Hải Phòng và luôn sẵn sàng tặng thưởng, khích lệ tinh thần cho đội tuyển bóng đá Việt Nam. Ảnh: Công luận.Mới đây nhất, ông có mặt tại Indonesia cổ vũ cho Olympic Việt Nam khi đá với Olympic Syria và đã thưởng cho Olympic Việt Nam 25.000USD cùng mỗi thành viên trong đội 1 chiếc tivi Asanzo 55 inch khi đội nhà chiến thắng. Với ông Tam “Chỉ có bóng đá mới mang lại thứ cảm xúc khó có thể diễn tả bằng lời, hay nhận mặt đặt tên”. Ảnh: VTC New.Bà NguyễnThị Thu Phương, Chủ tịch HĐQT/TGĐ Công ty Sữa VPMILK - đơn vị tài trợ 50 tỷ đồng cùng với sản phẩm sữa phục vụ cho cầu thủ CLB Hoàng Anh Gia Lai. “Chính các em đã khiến tôi từ một người không biết gì về bóng đá trở thành “người yêu” bóng đá và tôi quyết định trở thành đối tác dinh dưỡng độc quyền cho các cầu thủ HAGL. Niềm tin của tôi vào bóng đá nước nhà luôn mãnh liệt”. Ảnh: Vpmilk.Anh Hồ Văn Đại - Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Một thành viên Đại Đông Hồ được biết đến với niềm đêm mê trái bóng tròn cháy bỏng khi anh là ông bầu của một đội bóng ở Bình Dương. Ảnh: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.“Bóng đá là niềm đam mê, là phần không thể thiếu trong tôi. Cuộc đời tôi đã nhận rất nhiều thứ từ bóng đá nên tôi luôn dặn lòng cũng phải cho đi nhiều thứ thì mới xứng đáng với những gì mà mình đã được nhận”. Ảnh: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.Doanh nhân Phạm Văn Sáng (biệt danh Sáng "Củ Chi") được nể phục về tình yêu bóng đá cuồng nhiệt và mức độ cực "ngông" khi ông cùng bạn bỏ ra cả nghìn USD thuê trực thăng chỉ để xem trận bóng tại World Cup 2014. Ảnh:Vietnamnet.“Đối với tôi, bóng đá là một niềm đam mê bất tận. Tôi yêu đội tuyển bóng đá Việt Nam như yêu chính cuộc sống của mình” - ông Sáng từng chia sẻ. Ảnh: Thế giới trẻ.Đại gia Trần Văn Hoàn (biệt danh Hoàn pháo, ở Hải Phòng) chưa từng bỏ lỡ trận đấu nào của tuyển Việt Nam. Đặc biệt ông là người cùng với đại gia Sáng Củ Chi thuê trực thăng trên không để xem World Cup 2014 tại Brazil. Ảnh: Zing.World Cup 2014 ông mua cúp vàng được làm từ thạch cao tại Bát Tràng mang sang Nga để tặng cổ động viên các nước và một vài người bạn tại Nga. Ảnh: Zing.Doanh nhân kiêm diễn viên Lê Đình Hùng (biệt danh Hùng “Cửu Long”) là người thuộc làu lối đá của từng cầu thủ đội tuyển Việt Nam bởi niềm đam mê vô tận với môn thể thao này. Ảnh: Vietgiaitri.Anh chia sẻ: “Nhiều khi tôi nghĩ mình bị khùng khi vỡ òa với khoảnh khắc thăng hoa của các cầu thủ. Mặc dù chỉ là khán giả thôi nhưng trái tim tôi đôi lúc cũng lỗi nhịp, cùng buồn phiền, đau đớn, thất vọng với từng đường lăn của trái bóng”. Ảnh: Starup.
Nói đến doanh nhân Việt mê bóng đá, không thể không nói đến ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Là người thành lập học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lại, "bầu" Đức dành nhiều công sức, tiền của để góp phần đào tạo lứa cầu thủ trẻ tuổi theo mô hình của học viện Cầu thủ trẻ Arsenal. Ảnh: Tiền Phong.
Bầu Đức đã chi ít nhất 50 triệu USD để thương hiệu Arsenal được song hành cùng Học viện Arsenal HAGL JMG, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tuyển thủ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Ảnh: Vietnamnet.
Đáng chú ý nhất, ông Đức chính là người khởi nguồn cho mối duyên bóng đá Việt Nam với HLV tài ba người Hàn Quốc Park Hang Seo, tạo nên bước ngoặt để đời cho các cầu thủ U23 và nền bóng đá Việt. Với con mắt nhìn người tinh anh, bầu Đức đã giới thiệu và cố gắng đưa chiến lược gia người Hàn Quốc về Việt Nam, bất chấp nhiều ý kiến chỉ trích của dư luận. Ảnh: 24h.
Cái tên “bầu Hiển” được giới yêu thể thao Việt Nam luôn nhắc tới. Ông là Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T. Ảnh: Dân Việt.
Trước nhiều câu hỏi về việc ông là ông bầu của cả Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng, ông Hiển bày tỏ: “Tôi làm bóng đá vì niềm đam mê và chưa bao giờ tính toán thiệt hơn”. Ảnh: 24h.
Mới đây, khi đội U23 Việt Nam giành HCB tại giải U23 Châu Á, bầu Hiền đã giành mức thưởng lên tới 6 tỉ đồng cho tập thể và cá nhân của đội bóng Hà Nội FC. Ảnh: Vietnamnet.
Doanh nhân Phạm Văn Tam (Giám đốc hãng tivi Asanzo) là một trong những người tài trợ cho đội bóng Hải Phòng và luôn sẵn sàng tặng thưởng, khích lệ tinh thần cho đội tuyển bóng đá Việt Nam. Ảnh: Công luận.
Mới đây nhất, ông có mặt tại Indonesia cổ vũ cho Olympic Việt Nam khi đá với Olympic Syria và đã thưởng cho Olympic Việt Nam 25.000USD cùng mỗi thành viên trong đội 1 chiếc tivi Asanzo 55 inch khi đội nhà chiến thắng. Với ông Tam “Chỉ có bóng đá mới mang lại thứ cảm xúc khó có thể diễn tả bằng lời, hay nhận mặt đặt tên”. Ảnh: VTC New.
Bà NguyễnThị Thu Phương, Chủ tịch HĐQT/TGĐ Công ty Sữa VPMILK - đơn vị tài trợ 50 tỷ đồng cùng với sản phẩm sữa phục vụ cho cầu thủ CLB Hoàng Anh Gia Lai. “Chính các em đã khiến tôi từ một người không biết gì về bóng đá trở thành “người yêu” bóng đá và tôi quyết định trở thành đối tác dinh dưỡng độc quyền cho các cầu thủ HAGL. Niềm tin của tôi vào bóng đá nước nhà luôn mãnh liệt”. Ảnh: Vpmilk.
Anh Hồ Văn Đại - Tổng Giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Một thành viên Đại Đông Hồ được biết đến với niềm đêm mê trái bóng tròn cháy bỏng khi anh là ông bầu của một đội bóng ở Bình Dương. Ảnh: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
“Bóng đá là niềm đam mê, là phần không thể thiếu trong tôi. Cuộc đời tôi đã nhận rất nhiều thứ từ bóng đá nên tôi luôn dặn lòng cũng phải cho đi nhiều thứ thì mới xứng đáng với những gì mà mình đã được nhận”. Ảnh: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nhân Phạm Văn Sáng (biệt danh Sáng "Củ Chi") được nể phục về tình yêu bóng đá cuồng nhiệt và mức độ cực "ngông" khi ông cùng bạn bỏ ra cả nghìn USD thuê trực thăng chỉ để xem trận bóng tại World Cup 2014. Ảnh:Vietnamnet.
“Đối với tôi, bóng đá là một niềm đam mê bất tận. Tôi yêu đội tuyển bóng đá Việt Nam như yêu chính cuộc sống của mình” - ông Sáng từng chia sẻ. Ảnh: Thế giới trẻ.
Đại gia Trần Văn Hoàn (biệt danh Hoàn pháo, ở Hải Phòng) chưa từng bỏ lỡ trận đấu nào của tuyển Việt Nam. Đặc biệt ông là người cùng với đại gia Sáng Củ Chi thuê trực thăng trên không để xem World Cup 2014 tại Brazil. Ảnh: Zing.
World Cup 2014 ông mua cúp vàng được làm từ thạch cao tại Bát Tràng mang sang Nga để tặng cổ động viên các nước và một vài người bạn tại Nga. Ảnh: Zing.
Doanh nhân kiêm diễn viên Lê Đình Hùng (biệt danh Hùng “Cửu Long”) là người thuộc làu lối đá của từng cầu thủ đội tuyển Việt Nam bởi niềm đam mê vô tận với môn thể thao này. Ảnh: Vietgiaitri.
Anh chia sẻ: “Nhiều khi tôi nghĩ mình bị khùng khi vỡ òa với khoảnh khắc thăng hoa của các cầu thủ. Mặc dù chỉ là khán giả thôi nhưng trái tim tôi đôi lúc cũng lỗi nhịp, cùng buồn phiền, đau đớn, thất vọng với từng đường lăn của trái bóng”. Ảnh: Starup.