Dọc theo con đê thuộc địa phận huyện Khoái Châu đoạn từ Hà Nội tới TP. Hưng Yên, một toà lâu đài mọc lên thu hút sự chú ý của nhiều người đi đường thời gian gần đây.Chủ nhân của tòa lâu đài này là ông Đỗ Trọng Sáu (56 tuổi, thôn Trung Châu, xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên), một chủ lò gạch trên địa bàn tỉnh. Công trình này của ông Sáu được khánh thành vào tháng 6/2020 sau khoảng 2 năm xây dựng.Toà lâu đài có mặt tiền quay về hướng đông nam, diện tích hơn 400 m2, gồm 3 tầng nổi và 1 tầng hầm cùng hàng nghìn mét vuông diện tích sân vườn bao quanh. Ông Sáu cho biết tự tay thiết kế công trình dựa theo phong cách châu Âu với vòm, hoa văn đặc trưng cùng màu sơn vàng, trắng theo phong cách của những tòa lâu đài trên thế giới.Cổng và tường rào xung quanh ngôi nhà được thiết kế với họa tiết, hoa văn cầu kỳ.Cây cối được trồng nhiều ở khoảng sân bên trong tòa lâu đài. Ông Sáu cho trồng nhiều cây ăn quả như xoài, mít, bưởi, hồng xiêm cùng nhiều loài hoa như hoa hồng, hoa mẫu đơn...Kiến trúc bên ngoài tòa lâu đài với cửa sổ hình vòm, sơn đỏ. Ban công các tầng, các cột trụ đều được gắn thêm nhiều hình khối, họa tiết.Ngoài vườn còn có bộ bàn ghế bằng nhôm đúc để ông Sáu nghỉ ngơi, thư giãn và trò chuyện cùng bạn bè. Cạnh đó là bể bơi trước cửa chính tòa lâu đài. Bể bơi khá rộng, với diện tích khoảng gần 100 m2, sâu từ 1,2-1,5 m. Mùa đông ông Sáu thả cá nuôi, mùa hè rửa dọn sạch sẽ bể bơi để con cháu họ hàng qua tắm.Không gian phòng khách ở tầng 1 trong tòa lâu đài, có diện tích khoảng 150 m2. Ông Sáu cho biết phòng khách phải thật rộng để người thân hoặc khách tới chơi ngồi được đông đủ và quây quần. Ngoài các đồ dùng trang trí, tầng này còn có thêm 3 phòng ngủ khép kín.Không gian tầng 2 gần giống tầng 1, cũng có 3 phòng ngủ. Mỗi phòng ngủ bố trí rộng 28 m2 và có nhà tắm, vệ sinh riêng cho từng phòng. Riêng tầng 1 và tầng 2 có thêm 1 phòng vệ sinh chung.“Cả gia đình tôi, 7 người gồm cả con cháu ở đây nên tôi muốn căn nhà phải theo ý tưởng của mình. Chính vì vậy tôi đã tự tay thiết kế căn nhà này. Đây là thành quả của mọi người trong gia đình tích góp nhiều năm, trong quá trình xây dựng tôi vẫn phải đi vay mượn để cố gắng hoàn thành được mong ước của bản thân. Chi phí hoàn thành trên dưới 10 tỷ và cần khá đông nhân công. Tới giờ phút này, tôi rất vui và bằng lòng với khoảng thời gian được sống trong căn nhà này”, ông Sáu (trái) chia sẻ.Lan can cầu thang được gắn hoa văn đúc bằng nhôm.Mái vòm rộng lớn kiểu Roman châu Âu với đường kính hơn 10 m ở không gian tầng trên cùng của tòa lâu đài. Với thiết kế này sẽ giúp căn nhà thông thoáng hơn, hút gió, đồng thời tạo điểm nhấn cho công trình.Phòng thờ riêng thiết kế bên trong ở tầng 3.Đèn gắn tường, đèn chùm cùng tranh, ảnh gia đình ông Sáu treo xung quanh nhà. Căn nhà là nơi ông tìm về sau những giờ làm việc căng thẳng, cùng nhau thưởng thức bữa tối cùng con cháu.Toà lâu đài nổi bật bên con đường đê dài của xã Đông Kết.
Dọc theo con đê thuộc địa phận huyện Khoái Châu đoạn từ Hà Nội tới TP. Hưng Yên, một toà lâu đài mọc lên thu hút sự chú ý của nhiều người đi đường thời gian gần đây.
Chủ nhân của tòa lâu đài này là ông Đỗ Trọng Sáu (56 tuổi, thôn Trung Châu, xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên), một chủ lò gạch trên địa bàn tỉnh. Công trình này của ông Sáu được khánh thành vào tháng 6/2020 sau khoảng 2 năm xây dựng.
Toà lâu đài có mặt tiền quay về hướng đông nam, diện tích hơn 400 m2, gồm 3 tầng nổi và 1 tầng hầm cùng hàng nghìn mét vuông diện tích sân vườn bao quanh. Ông Sáu cho biết tự tay thiết kế công trình dựa theo phong cách châu Âu với vòm, hoa văn đặc trưng cùng màu sơn vàng, trắng theo phong cách của những tòa lâu đài trên thế giới.
Cổng và tường rào xung quanh ngôi nhà được thiết kế với họa tiết, hoa văn cầu kỳ.
Cây cối được trồng nhiều ở khoảng sân bên trong tòa lâu đài. Ông Sáu cho trồng nhiều cây ăn quả như xoài, mít, bưởi, hồng xiêm cùng nhiều loài hoa như hoa hồng, hoa mẫu đơn...
Kiến trúc bên ngoài tòa lâu đài với cửa sổ hình vòm, sơn đỏ. Ban công các tầng, các cột trụ đều được gắn thêm nhiều hình khối, họa tiết.
Ngoài vườn còn có bộ bàn ghế bằng nhôm đúc để ông Sáu nghỉ ngơi, thư giãn và trò chuyện cùng bạn bè. Cạnh đó là bể bơi trước cửa chính tòa lâu đài. Bể bơi khá rộng, với diện tích khoảng gần 100 m2, sâu từ 1,2-1,5 m. Mùa đông ông Sáu thả cá nuôi, mùa hè rửa dọn sạch sẽ bể bơi để con cháu họ hàng qua tắm.
Không gian phòng khách ở tầng 1 trong tòa lâu đài, có diện tích khoảng 150 m2. Ông Sáu cho biết phòng khách phải thật rộng để người thân hoặc khách tới chơi ngồi được đông đủ và quây quần. Ngoài các đồ dùng trang trí, tầng này còn có thêm 3 phòng ngủ khép kín.
Không gian tầng 2 gần giống tầng 1, cũng có 3 phòng ngủ. Mỗi phòng ngủ bố trí rộng 28 m2 và có nhà tắm, vệ sinh riêng cho từng phòng. Riêng tầng 1 và tầng 2 có thêm 1 phòng vệ sinh chung.
“Cả gia đình tôi, 7 người gồm cả con cháu ở đây nên tôi muốn căn nhà phải theo ý tưởng của mình. Chính vì vậy tôi đã tự tay thiết kế căn nhà này. Đây là thành quả của mọi người trong gia đình tích góp nhiều năm, trong quá trình xây dựng tôi vẫn phải đi vay mượn để cố gắng hoàn thành được mong ước của bản thân. Chi phí hoàn thành trên dưới 10 tỷ và cần khá đông nhân công. Tới giờ phút này, tôi rất vui và bằng lòng với khoảng thời gian được sống trong căn nhà này”, ông Sáu (trái) chia sẻ.
Lan can cầu thang được gắn hoa văn đúc bằng nhôm.
Mái vòm rộng lớn kiểu Roman châu Âu với đường kính hơn 10 m ở không gian tầng trên cùng của tòa lâu đài. Với thiết kế này sẽ giúp căn nhà thông thoáng hơn, hút gió, đồng thời tạo điểm nhấn cho công trình.
Phòng thờ riêng thiết kế bên trong ở tầng 3.
Đèn gắn tường, đèn chùm cùng tranh, ảnh gia đình ông Sáu treo xung quanh nhà. Căn nhà là nơi ông tìm về sau những giờ làm việc căng thẳng, cùng nhau thưởng thức bữa tối cùng con cháu.
Toà lâu đài nổi bật bên con đường đê dài của xã Đông Kết.