Chủ nhân của giàn nho Pháp trên sân thượng tầng 3 này là anh Phạm Đăng Khoa (sinh năm 1980). Hiện, anh Khoa đang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Lai Châu.Ngoài thời gian dành cho công việc bận rộn thì việc lên sân thượng chăm sóc vườn rau xanh, quả sạch và đặc biệt là ngắm giàn nho sai trĩu quả là cách giúp anh Khoa giảm bỏ những áp lực công việc mỗi ngày.Điều kì lạ là dù chỉ được trồng trong điều kiện đất chật hẹp trên sân thượng tầng 3 nhưng giàn nho lại cực kỳ sai quả, trĩu cành."Tôi bắt đầu trồng nho trên sân thượng từ tháng 9 năm 2015, đây là năm thứ hai cây nho cho ra quả. Năm nay, quả sai và to hơn hẳn năm ngoái do tôi cũng đã lên mạng và học hỏi được từ nhiều bạn bè trồng nho trên cả nước", anh Khoa kể.Khi được hỏi về giống nho Pháp này, anh Khoa cho biết, "Tôi xin được 5 gốc nho của một người bạn và đem về trồng. May mắn cả năm gốc đều sống và phát triển rất tốt".Kể về lí do bắt đầu trồng nho, anh Khoa hồ hởi nói: "Cũng do được người bạn cho giống và thời gian trước trên sân thượng nhà mình trồng nhiều loại rau từ ăn quả đến lá nhưng gia đình không dùng hết cũng phí nên mình quyết định dành một phần diện tích sân thượng sang trồng nho."Ban đầu, anh Khoa chỉ trồng nho với mục đích để tạo bóng mát trên sân thượng, giúp nhà đỡ nóng đồng thời tiết kiệm diện tích. Không ngờ, giàn nho lại cho quả sai đến vậy."Quả to và sai hơn năm ngoái do năm nay cây lớn hơn và mình cũng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc quả hơn", anh Khoa kể.Nhà anh trồng để lấy bóng mát và lấy quả ăn nên tuyệt nhiên, anh không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.Không chỉ trồng nho mà anh Khoa còn trồng nhiều loại rau khác trên sân thượng như các loại rau, dưa chuột, dưa Mèo, đỗ, mướp... thậm chí anh còn trồng cả hoa lan. Việc trồng rau và quả sạch trên sân thượng giúp gia đình anh có được những thực phẩm tươi, sạch trong bữa ăn hàng ngày.Và vì vậy nên cứ mỗi buổi sáng hay chiều đi làm về, anh lại lên sân thượng tầng 3 để cắt bỏ lá sâu, lá bị bệnh, lá già, tránh lây lan sâu bệnh cho cả giàn.“Giàn nho được hàn bằng khung ống tuýp nước, dùng dây điện thoại để chăng dây cho nho leo”, anh Khoa nói. Sân thượng rộng 35m2, hiện đã được giàn nho đã phủ gần kín hết toàn bộ.“Đây là năm thứ hai trồng nho, nhưng cây đã rất sai quả, không thể đếm cụ thể được bao nhiêu chùm. Nếu thu hoạch hết cả giàn chắc cũng được khoảng gấp 4-5 lần so với năm ngoái. Trong khi năm ngoái, anh thu hoạch được khoảng hơn nửa tạ nho”, anh Khoa chia sẻ.“Đây là năm thứ hai trồng nho, nhưng cây đã rất sai quả, không thể đếm cụ thể được bao nhiêu chùm. Nếu thu hoạch hết cả giàn chắc cũng được khoảng gấp 4-5 lần so với năm ngoái. Trong khi năm ngoái, anh thu hoạch được khoảng hơn nửa tạ nho”, anh Khoa chia sẻ.Đây là loại nho Pháp, khi chín quả từ màu xanh sẽ chuyển sang màu tím. (Ảnh từ mùa nho năm ngoái)Loại nho này ăn cũng rất ngọt và thơm, vị thanh thanh. Khi ăn thấy có mùi xoài, đặc biệt nó rất "được lòng" vợ và các con anh.Bật mí về kế hoạch thu hoạch giàn nho siêu mắn này, anh Khoa cho biết, vì số lượng nho may mắn là rất nhiều nên ngoài ăn ngay khi chín và chia sẻ với bà con họ hàng, làng xóm thì anh Khoa sẽ sử dụng nho để ngâm rượu.
Chủ nhân của giàn nho Pháp trên sân thượng tầng 3 này là anh Phạm Đăng Khoa (sinh năm 1980). Hiện, anh Khoa đang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Lai Châu.
Ngoài thời gian dành cho công việc bận rộn thì việc lên sân thượng chăm sóc vườn rau xanh, quả sạch và đặc biệt là ngắm giàn nho sai trĩu quả là cách giúp anh Khoa giảm bỏ những áp lực công việc mỗi ngày.
Điều kì lạ là dù chỉ được trồng trong điều kiện đất chật hẹp trên sân thượng tầng 3 nhưng giàn nho lại cực kỳ sai quả, trĩu cành.
"Tôi bắt đầu trồng nho trên sân thượng từ tháng 9 năm 2015, đây là năm thứ hai cây nho cho ra quả. Năm nay, quả sai và to hơn hẳn năm ngoái do tôi cũng đã lên mạng và học hỏi được từ nhiều bạn bè trồng nho trên cả nước", anh Khoa kể.
Khi được hỏi về giống nho Pháp này, anh Khoa cho biết, "Tôi xin được 5 gốc nho của một người bạn và đem về trồng. May mắn cả năm gốc đều sống và phát triển rất tốt".
Kể về lí do bắt đầu trồng nho, anh Khoa hồ hởi nói: "Cũng do được người bạn cho giống và thời gian trước trên sân thượng nhà mình trồng nhiều loại rau từ ăn quả đến lá nhưng gia đình không dùng hết cũng phí nên mình quyết định dành một phần diện tích sân thượng sang trồng nho."
Ban đầu, anh Khoa chỉ trồng nho với mục đích để tạo bóng mát trên sân thượng, giúp nhà đỡ nóng đồng thời tiết kiệm diện tích. Không ngờ, giàn nho lại cho quả sai đến vậy.
"Quả to và sai hơn năm ngoái do năm nay cây lớn hơn và mình cũng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc quả hơn", anh Khoa kể.
Nhà anh trồng để lấy bóng mát và lấy quả ăn nên tuyệt nhiên, anh không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Không chỉ trồng nho mà anh Khoa còn trồng nhiều loại rau khác trên sân thượng như các loại rau, dưa chuột, dưa Mèo, đỗ, mướp... thậm chí anh còn trồng cả hoa lan. Việc trồng rau và quả sạch trên sân thượng giúp gia đình anh có được những thực phẩm tươi, sạch trong bữa ăn hàng ngày.
Và vì vậy nên cứ mỗi buổi sáng hay chiều đi làm về, anh lại lên sân thượng tầng 3 để cắt bỏ lá sâu, lá bị bệnh, lá già, tránh lây lan sâu bệnh cho cả giàn.
“Giàn nho được hàn bằng khung ống tuýp nước, dùng dây điện thoại để chăng dây cho nho leo”, anh Khoa nói. Sân thượng rộng 35m2, hiện đã được giàn nho đã phủ gần kín hết toàn bộ.
“Đây là năm thứ hai trồng nho, nhưng cây đã rất sai quả, không thể đếm cụ thể được bao nhiêu chùm. Nếu thu hoạch hết cả giàn chắc cũng được khoảng gấp 4-5 lần so với năm ngoái. Trong khi năm ngoái, anh thu hoạch được khoảng hơn nửa tạ nho”, anh Khoa chia sẻ.
“Đây là năm thứ hai trồng nho, nhưng cây đã rất sai quả, không thể đếm cụ thể được bao nhiêu chùm. Nếu thu hoạch hết cả giàn chắc cũng được khoảng gấp 4-5 lần so với năm ngoái. Trong khi năm ngoái, anh thu hoạch được khoảng hơn nửa tạ nho”, anh Khoa chia sẻ.
Đây là loại nho Pháp, khi chín quả từ màu xanh sẽ chuyển sang màu tím. (Ảnh từ mùa nho năm ngoái)
Loại nho này ăn cũng rất ngọt và thơm, vị thanh thanh. Khi ăn thấy có mùi xoài, đặc biệt nó rất "được lòng" vợ và các con anh.
Bật mí về kế hoạch thu hoạch giàn nho siêu mắn này, anh Khoa cho biết, vì số lượng nho may mắn là rất nhiều nên ngoài ăn ngay khi chín và chia sẻ với bà con họ hàng, làng xóm thì anh Khoa sẽ sử dụng nho để ngâm rượu.