Mới đây, ông Quách Tất Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã ký công văn về việc kiểm tra, rà soát các thông tin cơ quan báo chí phản ánh mỏ khoáng sản than Mường Vọ (thôn Vọ, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi) vẫn hoạt động, bất chấp việc đã có "lệnh" đóng cửa mỏ của UBND tỉnh.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Công thương, UBND huyện Kim Bôi và các Sở, ngành đơn vị có liên quan kiểm tra thông tin báo chí phản ánh, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) theo thẩm quyền; kịp thời thông tin đến cơ quan báo chí theo Luật định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.Theo tìm hiểu ngày 5/8/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm đã ký ban hành Quyết định số 1642/QĐ-UBND, về việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản than Mường Vọ, huyện Kim Bôi.Nội dung trong quyết định nêu rõ: Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản than Mường Vọ, đã cấp cho Công ty CP khoáng sản Kim Bôi theo giấy phép khai thác số 44/QĐ-UBND ngày 8/4/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình. Mục đích đóng cửa mỏ là để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; giao đất cho địa phương để quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan; phục hồi môi trường các khu vực đã khai thác.Phần diện tích đóng cửa mỏ là 17,5ha, gồm 2 khu vực, trong đó khu vực 1 có diện tích 6,7ha; khu vực 2 là 10,8ha. Khối lượng thực hiện theo đề án đã được hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ của UBND tỉnh Hòa Bình thẩm định và thông qua là 166.407m3 đất đá, xít hỗn hợp tại bãi thải được tận dụng, vận chuyển ra khỏi khu vực mỏ.Công ty CP khoáng sản Kim Bôi phải lập thủ tục hồ sơ và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Kinh phí đóng cửa mỏ là 1.092.453.000 đồng. Thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ 24 tháng.Mặc dù UBND tỉnh Hòa Bình đã có “lệnh” đóng cửa mỏ khoáng sản than Mường Vọ từ đầu tháng 8/2021, tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương thì tại mỏ than này vẫn thấy tình trạng đưa máy móc, công nhân vào đục khoét đồi núi, san ủi khối lượng đất đá khổng lồ để tiếp tục lấy than đem đi tiêu thụ mà không hề bị ai ngăn chặn.Những ngày đầu tháng 2/2023, báo chí phản ánh, bên trong mỏ khoáng sản than Mường Vọ vẫn có dấu hiệu hoạt động bình thường. Tại mỏ thường xuất hiện một nhóm người liên tục dùng máy xúc, máy ủi đục khoét, múc, ngoạm sâu xuống núi hàng chục mét để lấy than.Sau đó, từng gầu than đen được máy xúc chất cao lên thùng các xe tải, từ đây, những xe tải có nhiệm vụ chở than về bãi tập kết cách đó vài chục mét để chờ vận chuyển đi nơi khác.Bãi tập kết nằm cách khu vực khai thác than khoảng vài chục mét.Từng gầu than đen được máy xúc chất cao lên thùng các xe tải ở điểm tập kết, sau đó vận chuyển ra khỏi mỏ.Nhìn từ trên cao, từng tầng đồi núi của mỏ này tiếp tục bị cắt, đục khoét nham nhở, lở loét để lấy than. Điều đáng nói, việc khai thác mỏ than lộ thiên này còn có dấu hiệu vượt ra ngoài ranh giới, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến những diện tích rừng được bảo vệ sát cạnh đó.Người dân địa phương còn cho hay, hoạt động khai thác than khiến nước chảy từ khu vực mỏ xuống khe suối của thôn có lúc đen xì, lúc đỏ ngầu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.Người dân cho phóng viên xem đoạn video ghi lại hình ảnh dòng nước suối xuất hiện màu lạ.Một dòng nước gần khu vực mỏ than màu đục, đỏ đổ ra hướng suối Vọ.Theo người dân và hình ảnh ghi lại, sau khi báo chí phản ánh tình trạng khai thác than trái phép ở mỏ Mường Vọ (sau ngày 17/2/2023) thì việc khai thác, vận chuyển than đi nơi khác càng gấp rút, rầm rộ hơn. Người dân thắc mắc: Hành vi khai thác than bất chấp lệnh đóng cửa mỏ than Mường Vọ là đang coi thường pháp luật, nhưng không hiểu vì sao chính quyền sở tại không kịp thời có những biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý?
Mới đây, ông Quách Tất Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã ký công văn về việc kiểm tra, rà soát các thông tin cơ quan báo chí phản ánh mỏ khoáng sản than Mường Vọ (thôn Vọ, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi) vẫn hoạt động, bất chấp việc đã có "lệnh" đóng cửa mỏ của UBND tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Công thương, UBND huyện Kim Bôi và các Sở, ngành đơn vị có liên quan kiểm tra thông tin báo chí phản ánh, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) theo thẩm quyền; kịp thời thông tin đến cơ quan báo chí theo Luật định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Theo tìm hiểu ngày 5/8/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm đã ký ban hành Quyết định số 1642/QĐ-UBND, về việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản than Mường Vọ, huyện Kim Bôi.
Nội dung trong quyết định nêu rõ: Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản than Mường Vọ, đã cấp cho Công ty CP khoáng sản Kim Bôi theo giấy phép khai thác số 44/QĐ-UBND ngày 8/4/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình. Mục đích đóng cửa mỏ là để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; giao đất cho địa phương để quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan; phục hồi môi trường các khu vực đã khai thác.
Phần diện tích đóng cửa mỏ là 17,5ha, gồm 2 khu vực, trong đó khu vực 1 có diện tích 6,7ha; khu vực 2 là 10,8ha. Khối lượng thực hiện theo đề án đã được hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ của UBND tỉnh Hòa Bình thẩm định và thông qua là 166.407m3 đất đá, xít hỗn hợp tại bãi thải được tận dụng, vận chuyển ra khỏi khu vực mỏ.
Công ty CP khoáng sản Kim Bôi phải lập thủ tục hồ sơ và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Kinh phí đóng cửa mỏ là 1.092.453.000 đồng. Thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ 24 tháng.
Mặc dù UBND tỉnh Hòa Bình đã có “lệnh” đóng cửa mỏ khoáng sản than Mường Vọ từ đầu tháng 8/2021, tuy nhiên, theo phản ánh của người dân địa phương thì tại mỏ than này vẫn thấy tình trạng đưa máy móc, công nhân vào đục khoét đồi núi, san ủi khối lượng đất đá khổng lồ để tiếp tục lấy than đem đi tiêu thụ mà không hề bị ai ngăn chặn.
Những ngày đầu tháng 2/2023, báo chí phản ánh, bên trong mỏ khoáng sản than Mường Vọ vẫn có dấu hiệu hoạt động bình thường. Tại mỏ thường xuất hiện một nhóm người liên tục dùng máy xúc, máy ủi đục khoét, múc, ngoạm sâu xuống núi hàng chục mét để lấy than.
Sau đó, từng gầu than đen được máy xúc chất cao lên thùng các xe tải, từ đây, những xe tải có nhiệm vụ chở than về bãi tập kết cách đó vài chục mét để chờ vận chuyển đi nơi khác.
Bãi tập kết nằm cách khu vực khai thác than khoảng vài chục mét.
Từng gầu than đen được máy xúc chất cao lên thùng các xe tải ở điểm tập kết, sau đó vận chuyển ra khỏi mỏ.
Nhìn từ trên cao, từng tầng đồi núi của mỏ này tiếp tục bị cắt, đục khoét nham nhở, lở loét để lấy than. Điều đáng nói, việc khai thác mỏ than lộ thiên này còn có dấu hiệu vượt ra ngoài ranh giới, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến những diện tích rừng được bảo vệ sát cạnh đó.
Người dân địa phương còn cho hay, hoạt động khai thác than khiến nước chảy từ khu vực mỏ xuống khe suối của thôn có lúc đen xì, lúc đỏ ngầu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.
Người dân cho phóng viên xem đoạn video ghi lại hình ảnh dòng nước suối xuất hiện màu lạ.
Một dòng nước gần khu vực mỏ than màu đục, đỏ đổ ra hướng suối Vọ.
Theo người dân và hình ảnh ghi lại, sau khi báo chí phản ánh tình trạng khai thác than trái phép ở mỏ Mường Vọ (sau ngày 17/2/2023) thì việc khai thác, vận chuyển than đi nơi khác càng gấp rút, rầm rộ hơn. Người dân thắc mắc: Hành vi khai thác than bất chấp lệnh đóng cửa mỏ than Mường Vọ là đang coi thường pháp luật, nhưng không hiểu vì sao chính quyền sở tại không kịp thời có những biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý?