Trong loạt bài viết trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã nêu thông tin phản ánh ở khu Trũng Phan (cụm 1, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) tồn tại hàng loạt nhà xưởng sản xuất gỗ "mọc" trái phép trên đất nông nghiệp.Tại buổi làm việc ngày 12/4 với PV Tri thức và Cuộc sống, ông Nguyễn Hữu Thinh - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) thừa nhận, các nhà xưởng ở khu Trũng Phan là xây dựng trên đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích đất.Về nội dung này, ngày 25/4, ông Bùi Văn Hoa - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng (TN&MT), cho biết sau nghỉ lễ 30/4, Phòng TN&MT huyện sẽ tiến hành lập hồ sơ, yêu cầu cắt điện đối với các nhà xưởng không phép ở Trũng Phan. Đồng thời, báo cáo ban chỉ đạo Huyện ủy để thành lập các tổ công tác xử lý. Bản thân ông Hoa sẽ là trưởng đoàn kiểm tra.Theo ông Hoa, trước tiên, huyện Đan Phượng sẽ tuyên truyền, vận động người dân tự tháo dỡ các nhà xưởng sai phạm ở khu Trũng Phan. "Nếu hộ nào cố tình, không chấp hành chúng tôi sẽ thực hiện theo quy định", ông Hoa nhấn mạnh, và khẳng định: “Nếu không dỡ tôi xin chịu, xin nghỉ việc. Tôi hứa như vậy”.Sau lời hứa của Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng Bùi Văn Hoa, ngày 13/7, PV Tri thức và Cuộc sống đã quay trở lại khu Trũng Phan, thì thấy hàng loạt xưởng sản xuất gỗ "mọc" trái phép trên đất nông nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường. Bên trong các nhà xưởng này, công nhân, máy móc làm việc nhộn nhịp, ầm ầm.Các nhà xưởng, kho hàng, phục vụ vụ hoạt động sản xuất đồ gỗ, xây dựng tràn lan, trái phép trên đất nông nghiệp chưa có dấu hiệu được tháo dỡ.Ông Nguyễn Văn Chín - Cán bộ địa chính xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) cho biết, xã đang tiến hành kiểm đếm, đo đạc các nhà xưởng trái phép ở khu Trũng Phan. Việc kiểm đếm, lập biên bản, lập hồ sơ được thực hiện từ ngày 1/7/2023 đến 31/8/2023. Sau khi kiểm đếm xong, sẽ thông báo ngừng cấp điện và ra các quyết định khắc phục hậu quả, quyết định cưỡng chế.Trước việc nhiều nhà xưởng đua nhau “mọc” trên đất nông nghiệp ở Trũng Phan, người dân cho rằng chính quyền xã Liên Hà có dấu hiệu "làm ngơ", “bật đèn xanh” cho sai phạm?Dù xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng các nhà xưởng sản xuất gỗ ở Trũng Phan vẫn được cấp điện.Khu vực được phản ánh nằm tiếp giáp với làng nghề đồ gỗ xã Liên Hà, bao quanh là diện tích đất nông nghiệp hiện đang được người dân canh tác.Suốt một thời gian dài, hàng loạt nhà xưởng xây dựng trái phép ở khu Trũng Phan không được chính quyền sở tại giải quyết triệt để.Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp đã được “hô biến” thành nhà xưởng.Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 847/UBND-TNMT về việc tập trung tổ chức thực hiện Chuyên đề 3 của UBND thành phố đối với nội dung “Công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất sử dụng trái mục đích trên địa bàn thành phố”.Trong công văn, Hà Nội yêu cầu các địa phương siết chặt kỷ cương trong công tác quản lý Nhà nước về chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ và đăng ký biến động đất đai đối với các trường hợp phân lô, bán nền liên quan đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, nông nghiệp công ích, đất công theo quy định…
Trong loạt bài viết trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã nêu thông tin phản ánh ở khu Trũng Phan (cụm 1, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) tồn tại hàng loạt
nhà xưởng sản xuất gỗ "mọc" trái phép trên đất nông nghiệp.
Tại buổi làm việc ngày 12/4 với PV Tri thức và Cuộc sống, ông Nguyễn Hữu Thinh - Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) thừa nhận, các nhà xưởng ở khu Trũng Phan là xây dựng trên đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích đất.
Về nội dung này, ngày 25/4, ông Bùi Văn Hoa - Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đan Phượng (TN&MT), cho biết sau nghỉ lễ 30/4, Phòng TN&MT huyện sẽ tiến hành lập hồ sơ, yêu cầu cắt điện đối với các
nhà xưởng không phép ở Trũng Phan. Đồng thời, báo cáo ban chỉ đạo Huyện ủy để thành lập các tổ công tác xử lý. Bản thân ông Hoa sẽ là trưởng đoàn kiểm tra.
Theo ông Hoa, trước tiên, huyện Đan Phượng sẽ tuyên truyền, vận động người dân tự tháo dỡ các nhà xưởng sai phạm ở khu Trũng Phan. "Nếu hộ nào cố tình, không chấp hành chúng tôi sẽ thực hiện theo quy định", ông Hoa nhấn mạnh, và khẳng định: “Nếu không dỡ tôi xin chịu, xin nghỉ việc. Tôi hứa như vậy”.
Sau lời hứa của Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng Bùi Văn Hoa, ngày 13/7, PV Tri thức và Cuộc sống đã quay trở lại khu Trũng Phan, thì thấy hàng loạt xưởng sản xuất gỗ "mọc" trái phép trên đất nông nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường. Bên trong các nhà xưởng này, công nhân, máy móc làm việc nhộn nhịp, ầm ầm.
Các nhà xưởng, kho hàng, phục vụ vụ hoạt động sản xuất đồ gỗ, xây dựng tràn lan, trái phép trên đất nông nghiệp chưa có dấu hiệu được tháo dỡ.
Ông Nguyễn Văn Chín - Cán bộ địa chính xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) cho biết, xã đang tiến hành kiểm đếm, đo đạc các nhà xưởng trái phép ở khu Trũng Phan. Việc kiểm đếm, lập biên bản, lập hồ sơ được thực hiện từ ngày 1/7/2023 đến 31/8/2023. Sau khi kiểm đếm xong, sẽ thông báo ngừng cấp điện và ra các quyết định khắc phục hậu quả, quyết định cưỡng chế.
Trước việc nhiều nhà xưởng đua nhau “mọc” trên đất nông nghiệp ở Trũng Phan, người dân cho rằng chính quyền xã Liên Hà có dấu hiệu "làm ngơ", “bật đèn xanh” cho sai phạm?
Dù xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng các nhà xưởng sản xuất gỗ ở Trũng Phan vẫn được cấp điện.
Khu vực được phản ánh nằm tiếp giáp với làng nghề đồ gỗ xã Liên Hà, bao quanh là diện tích đất nông nghiệp hiện đang được người dân canh tác.
Suốt một thời gian dài, hàng loạt nhà xưởng xây dựng trái phép ở khu Trũng Phan không được chính quyền sở tại giải quyết triệt để.
Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp đã được “hô biến” thành nhà xưởng.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 847/UBND-TNMT về việc tập trung tổ chức thực hiện Chuyên đề 3 của UBND thành phố đối với nội dung “Công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất sử dụng trái mục đích trên địa bàn thành phố”.
Trong công văn, Hà Nội yêu cầu các địa phương siết chặt kỷ cương trong công tác quản lý Nhà nước về chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ và đăng ký biến động đất đai đối với các trường hợp phân lô, bán nền liên quan đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, nông nghiệp công ích, đất công theo quy định…