UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 847/UBND-TNMT về việc tập trung tổ chức thực hiện Chuyên đề 3 của UBND thành phố đối với nội dung “Công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất sử dụng trái mục đích trên địa bàn thành phố”.Trong công văn, Hà Nội yêu cầu các địa phương siết chặt kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước về chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai đối với các trường hợp phân lô, bán nền liên quan đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, nông nghiệp công ích, đất công theo quy định…Tuy nhiên theo phản ánh của người dân, tại khu Trũng Phan (cụm 1, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) vẫn tồn tại loạt nhà xưởng sản xuất gỗ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.Ông Nguyễn B.L (người dân) cho hay, dù nhiều nhà xưởng đua nhau “mọc” lên, nhưng chính quyền xã Liên Hà lại dường như bất lực, thậm chí có dấu hiệu "làm ngơ", “bật đèn xanh” cho những sai phạm?Ghi nhận thực tế của PV Tri thức và Cuộc sống cho thấy, khu vực được phản ánh nằm tiếp giáp với làng nghề đồ gỗ xã Liên Hà, bao quanh là diện tích đất nông nghiệp hiện đang được người dân canh tác.Khu Trũng Phan đang tồn tại hàng loạt nhà xưởng, kho hàng, phục vụ hoạt động sản xuất đồ gỗ, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.Nhiều nhà xưởng ở đây được xây dựng trái phép với quy mô hoành tráng để sử dụng cho hoạt động sản xuất đồ gỗ.Ông Nguyễn V.P (người dân) cho biết thêm, khu Trũng Phan vốn là đất nông nghiệp được dùng vào việc canh tác, sản xuất hoa màu. Theo thời gian, một phần cánh đồng đã được nhiều cá nhân mua bán, rồi “hô biến” thành các xưởng sản xuất gỗ. Một số nhà xưởng còn được “hợp thức hóa” xây dựng từ trước năm 2014.Xây dựng trái phép, sử dụng sai mục đích đất, những xưởng gỗ hoạt động ở khu vực Trũng Phan vô cùng nhộn nhịp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.Tại khu vực chân đê Quai thuộc xã Liên Hà (đối diện khu Trũng Phan), cũng có nhiều nhà xưởng sản xuất gỗ xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng đang được tháo dỡ.Tuy nhiên, câu hỏi mà dư luận thắc mắc: Không hiểu vì sao trong suốt thời gian dài chính quyền địa phương lại có thể để hàng loạt nhà xưởng xây dựng và hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp, đặc biệt là khu Trũng Phan?Trước đó, vào năm 2020, tại xã Liên Hà xảy ra vụ cháy khu nhà xưởng mọc trái phép trên đất nông nghiệp giữa đêm, lửa đã thiêu rụi mất khoảng 3 nhà xưởng.Nhằm tìm hiểu đa chiều, khách quan các nội dung phản ánh, PV báo Tri thức và Cuộc sống đã đến liên hệ, đặt lịch làm việc với UBND huyện Đan Phượng; UBND xã Liên Hà và tiếp tục thông tin đến độc giả ở bài viết sau.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 847/UBND-TNMT về việc tập trung tổ chức thực hiện Chuyên đề 3 của UBND thành phố đối với nội dung “Công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất sử dụng trái mục đích trên địa bàn thành phố”.
Trong công văn, Hà Nội yêu cầu các địa phương siết chặt kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước về chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai đối với các trường hợp phân lô, bán nền liên quan đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp, nông nghiệp công ích, đất công theo quy định…
Tuy nhiên theo phản ánh của người dân, tại khu Trũng Phan (cụm 1, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) vẫn tồn tại loạt nhà xưởng sản xuất gỗ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Ông Nguyễn B.L (người dân) cho hay, dù nhiều nhà xưởng đua nhau “mọc” lên, nhưng chính quyền xã Liên Hà lại dường như bất lực, thậm chí có dấu hiệu "làm ngơ", “bật đèn xanh” cho những sai phạm?
Ghi nhận thực tế của PV Tri thức và Cuộc sống cho thấy, khu vực được phản ánh nằm tiếp giáp với làng nghề đồ gỗ xã Liên Hà, bao quanh là diện tích đất nông nghiệp hiện đang được người dân canh tác.
Khu Trũng Phan đang tồn tại hàng loạt nhà xưởng, kho hàng, phục vụ hoạt động sản xuất đồ gỗ, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Nhiều nhà xưởng ở đây được xây dựng trái phép với quy mô hoành tráng để sử dụng cho hoạt động sản xuất đồ gỗ.
Ông Nguyễn V.P (người dân) cho biết thêm, khu Trũng Phan vốn là đất nông nghiệp được dùng vào việc canh tác, sản xuất hoa màu. Theo thời gian, một phần cánh đồng đã được nhiều cá nhân mua bán, rồi “hô biến” thành các xưởng sản xuất gỗ. Một số nhà xưởng còn được “hợp thức hóa” xây dựng từ trước năm 2014.
Xây dựng trái phép, sử dụng sai mục đích đất, những xưởng gỗ hoạt động ở khu vực Trũng Phan vô cùng nhộn nhịp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Tại khu vực chân đê Quai thuộc xã Liên Hà (đối diện khu Trũng Phan), cũng có nhiều nhà xưởng sản xuất gỗ xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng đang được tháo dỡ.
Tuy nhiên, câu hỏi mà dư luận thắc mắc: Không hiểu vì sao trong suốt thời gian dài chính quyền địa phương lại có thể để hàng loạt nhà xưởng xây dựng và hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp, đặc biệt là khu Trũng Phan?
Trước đó, vào năm 2020, tại xã Liên Hà xảy ra vụ cháy khu nhà xưởng mọc trái phép trên đất nông nghiệp giữa đêm, lửa đã thiêu rụi mất khoảng 3 nhà xưởng.
Nhằm tìm hiểu đa chiều, khách quan các nội dung phản ánh, PV báo Tri thức và Cuộc sống đã đến liên hệ, đặt lịch làm việc với UBND huyện Đan Phượng; UBND xã Liên Hà và tiếp tục thông tin đến độc giả ở bài viết sau.