Nếu chỉ nhìn bề ngoài, chắc chắn không ai biết đây là một loại gừng. Phần vỏ của những củ gừng này được phủ đầy lông, vì vậy, chúng còn có tên gọi khác là “cốt toái bổ”.
Cốt toái bổ có tên khoa học là Davallia mariesii. Tại Việt Nam, chúng còn được gọi là gừng khỉ, gừng thân và phổ biến hơn cả là “cốt toái bổ” - nghĩa là có lợi cho việc hỗ trợ điều trị vỡ xương.
Củ là phần thân rễ khô của một loại cây dương xỉ mọc ở phía Nam, Tây Nam và phía Đông Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có loại củ này, chúng phân bố ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây được dùng để điều trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư và một số vấn đề về xương khớp.
|
Loại gừng này được liệt vào Sách Đỏ vì trữ lượng tự nhiên ngày càng cạn kiệt. |
Giống như các loại gừng thông thường, cốt toái bổ có tính ấm. Tuy nhiên vị của chúng lại đắng chứ không cay. Củ có công dụng hỗ trợ bổ thận, giúp xương khớp chắc khỏe, giảm chấn thương và giảm đau.
Phần thân và rễ phơi khô của cây cốt toái bổ được dùng trong nhiều bài thuốc Nam. Sau khi làm sạch, bạn có thể cắt chúng thành từng đoạn rồi phơi hoặc sấy khô. Muốn loại bỏ hết phần lông bao phủ bên ngoài thân rễ, có thể dùng cách đốt cháy cho hết lông nhỏ.
|
Ăn vào bổ xương, giá trăm nghìn/kg. |
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở rộng không ngừng của thị trường y học cổ truyền Trung Quốc, nhu cầu về cốt toái bổ cũng tăng lên hàng năm và việc trồng cốt toái bổ đã trở thành một dự án nông nghiệp đầy tiềm năng ở nước này. Giá cốt toái bổ tại đây hiện gần 40 NDT/kg, tương đương khoảng 130.000đ/kg.
Phương pháp cấy cốt toái bổ cũng tương đối đơn giản. Trong điều kiện bình thường, nếu điều kiện trồng trọt và quản lý phù hợp, năng suất trên mỗi mẫu của cốt toái bổ có thể đạt mức cao, tối đa có thể đạt tới hàng trăm kg/mẫu trở lên. Loại gừng này ưa chuộng môi trường ẩm ướt, tuy nhiên không nên tưới quá nhiều nước để tránh thối rễ. Bên cạnh đó, cây cần có đủ chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, do đó cần bón phân hữu cơ hoặc phân hỗn hợp thường xuyên.