Cảnh tượng được ghi lại cho thấy con " quái thú" ngoạm chặt con cá trong miệng và cố gắng trườn lên bờ. Khi thấy người đàn ông đến gần, con rắn nằm im dưới nước. Người chứng kiến, Panat Yuyen, cho rằng con rắn có thể muốn nghỉ ngơi trước khi thưởng thức bữa ăn lớn của mình. (Ảnh cắt từ clip)Rắn sử dụng cấu trúc hàm đặc biệt để mở miệng rộng hết mức, giúp chúng săn con mồi lớn hơn nhiều so với kích thước bản thân. Sau khi nuốt trọn con mồi, rắn đẩy con mồi dọc theo đường tiêu hóa, nơi các chất dịch dạ dày phân hủy các mô. (Ảnh: Reptiles of North Carolina)Trong một trường hợp tương tự, hai vợ chồng đi dạo gần bến tàu ở Chocowinity, North Carolina, Mỹ, đã bất ngờ chứng kiến một con rắn nâu đang cố gắng nuốt chửng một con cá trê. Họ quay lại cảnh tượng quái thú săn mồi rùng rợn này và chia sẻ trên Facebook. Con rắn này thuộc loài rắn nước nâu, không độc, chúng thường săn mồi bằng mùi hương thay vì theo dõi chuyển động bằng mắt. (Ảnh cắt từ clip)Rắn nước nâu thường có chiều dài từ 3,5 đến 5 feet và là loài đặc hữu ở vùng tây nam nước Mỹ. (Ảnh: Fresh Marine)Chúng thích ăn cá trê, một loài cá có gai có thể đâm vào rắn khi chúng cố nuốt mồi. Tuy nhiên, những vết thương này không ảnh hưởng nhiều đến rắn nước nâu, vì chúng có khả năng tự chữa lành những vết thương này.(Ảnh: SREL herpetology)Rắn nước nâu không có nọc độc và thường cố gắng trốn thoát khi bị con người tiếp cận. Tuy nhiên, nếu bị dồn vào đường cùng, chúng có thể trở nên hung dữ và cố gắng tấn công. (Ảnh: Virginia Herpetological Society)Chúng cũng tiết ra một loại xạ hương nặng mùi khi sợ hãi. Mặc dù không có nọc độc, vết rắn cắn có thể bị nhiễm trùng và cần được chăm sóc y tế.(Ảnh: Virginia Herpetological Society)Loài rắn này sống ở các môi trường nước như suối, đầm lầy và các khu vực ẩm ướt khác. Rắn nước nâu thường được tìm thấy ở độ cao từ 500 feet so với mực nước biển. (Ảnh: Reptiles of North Carolina)Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.
Cảnh tượng được ghi lại cho thấy con " quái thú" ngoạm chặt con cá trong miệng và cố gắng trườn lên bờ. Khi thấy người đàn ông đến gần, con rắn nằm im dưới nước. Người chứng kiến, Panat Yuyen, cho rằng con rắn có thể muốn nghỉ ngơi trước khi thưởng thức bữa ăn lớn của mình. (Ảnh cắt từ clip)
Rắn sử dụng cấu trúc hàm đặc biệt để mở miệng rộng hết mức, giúp chúng săn con mồi lớn hơn nhiều so với kích thước bản thân. Sau khi nuốt trọn con mồi, rắn đẩy con mồi dọc theo đường tiêu hóa, nơi các chất dịch dạ dày phân hủy các mô. (Ảnh: Reptiles of North Carolina)
Trong một trường hợp tương tự, hai vợ chồng đi dạo gần bến tàu ở Chocowinity, North Carolina, Mỹ, đã bất ngờ chứng kiến một con rắn nâu đang cố gắng nuốt chửng một con cá trê. Họ quay lại cảnh tượng quái thú săn mồi rùng rợn này và chia sẻ trên Facebook. Con rắn này thuộc loài rắn nước nâu, không độc, chúng thường săn mồi bằng mùi hương thay vì theo dõi chuyển động bằng mắt. (Ảnh cắt từ clip)
Rắn nước nâu thường có chiều dài từ 3,5 đến 5 feet và là loài đặc hữu ở vùng tây nam nước Mỹ. (Ảnh: Fresh Marine)
Chúng thích ăn cá trê, một loài cá có gai có thể đâm vào rắn khi chúng cố nuốt mồi. Tuy nhiên, những vết thương này không ảnh hưởng nhiều đến rắn nước nâu, vì chúng có khả năng tự chữa lành những vết thương này.(Ảnh: SREL herpetology)
Rắn nước nâu không có nọc độc và thường cố gắng trốn thoát khi bị con người tiếp cận. Tuy nhiên, nếu bị dồn vào đường cùng, chúng có thể trở nên hung dữ và cố gắng tấn công. (Ảnh: Virginia Herpetological Society)
Chúng cũng tiết ra một loại xạ hương nặng mùi khi sợ hãi. Mặc dù không có nọc độc, vết rắn cắn có thể bị nhiễm trùng và cần được chăm sóc y tế.(Ảnh: Virginia Herpetological Society)
Loài rắn này sống ở các môi trường nước như suối, đầm lầy và các khu vực ẩm ướt khác. Rắn nước nâu thường được tìm thấy ở độ cao từ 500 feet so với mực nước biển. (Ảnh: Reptiles of North Carolina)
Mời quý độc giả xem thêm video: Kỳ lạ loài rắn biết bay phổ biến ở Việt Nam.