Tại buổi họp báo chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội thứ 9, diễn ra chiều 18/5, Phó Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Trường Giang cho biết, tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần trước, cơ quan này đã xem xét và quyết định tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng theo tờ trình của Chính phủ.
Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh sẽ nâng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc nâng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng. Chính phủ cho biết sẽ có khoảng 1 triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Thẩm tra dự thảo nghị quyết này, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội bày tỏ đồng tình với mức giảm trừ gia cảnh trên. Tuy nhiên, Ủy ban này đề nghị thời gian tới Chính phủ tổng kết, đánh giá tổng thể việc thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2011 - 2020 để sửa đổi một cách căn bản, toàn diện.
|
Mức giảm trừ gia cảnh sẽ nâng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng/tháng. |
Như vậy, nghĩa là một người có thu nhập bình quân mỗi tháng 11 triệu đồng, không phải nuôi thêm người phụ thuộc nào thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Trong khi đó, những lao động có 1-2 người phụ thuộc, ngưỡng thu nhập chịu thuế mới sẽ là 15,4 triệu đồng và 19,8 triệu đồng mỗi tháng, tức trên các mức này mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Số tiền đóng thuế được tính như sau: Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất theo biểu thuế lũy tiến. Trong đó, thu nhập tính thuế = tổng thu nhập chịu thuế - tổng mức giảm trừ gia cảnh + khoản đóng bảo hiểm bắt buộc + từ thiện (nếu có).
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C có tổng thu nhập chịu thuế là 10 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là 500.850 đồng. Ông C không có người phụ thuộc, trong tháng ông C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Nếu theo mức giảm trừ gia cảnh hiện hành thì thuế thu nhập cá nhân trong tháng của ông Nguyễn Văn C sẽ được tính như sau:
Trường hợp tăng mức giảm trừ gia cảnh bản thân lên 11 triệu đồng/tháng thì thuế thu nhập cá nhân trong tháng của ông C được tính như sau: