Những chiếc gương bên ngoài phòng thay đồ là một chiến lược kinh doanh của cửa hàng thời trang. Chủ cửa hàng mong muốn khách có thể tương tác nhiều hơn với nhân viên, nghe những ý kiến mát tai từ họ, để phần nào nhanh chóng đưa ra quyết định. Ảnh: Archilovers.Các loại đèn trang trí, đèn led trong cửa hàng quần áo không chỉ có tác dụng thu hút khách hàng từ bên ngoài mà còn giúp sản phẩm nổi bật hơn, đẹp hơn, giúp tăng doanh số bán hàng. Ảnh: Eshop.Thêm nữa, đầu tư đèn trang trí cho cửa hàng đẹp hơn cũng là một khoản đầu tư khôn ngoan. Bởi, tâm lý chung của khách là “những cửa hàng đẹp hơn thì sẽ bán các mặt hàng đẹp hơn và giá cao hơn". Họ thường “ngại” mặc cả trong những cửa hàng có vẻ đẹp và sang trọng. Ảnh: Eshop.Ngoài mục đích trang trí, thảm trải sàn còn có chức năng giúp bước chân khách hàng chậm lại. Từ đó, khách có nhiều thời gian tiếp cận sản phẩm.Ảnh: Carine Gilson.Đây cũng là chìa khóa then chốt tại các cửa hàng bán giày, khiến khách hàng có xu hướng ở lại lâu hơn vì thảm làm chân thoải mái. Ảnh: AliExpress.Nhiều cửa hàng thời trang sử dụng rèm cho phòng thay đồ thay vì dùng một chiếc cửa chắc chắn. Chiếc rèm cửa chính là một công cụ đắc lực, hỗ trợ nhân viên trong việc “hối thúc” khách, không để khách mất quá nhiều thời gian cho việc thử quần áo. Ảnh: Thegalerie.Một trong những chiến lược thành công nhất để giữ khách ở lại cửa hàng lâu hơn đó là giấu đi cửa sổ. Bước vào cửa hàng với ánh sáng của đèn công nghiệp, khách hàng sẽ hoàn toàn mất đi ý thức về thời gian. Ảnh: Phillip Lim.Khi đó, khách hàng sẽ dành thời gian để đắm chìm vào những kệ đầy ắp quần áo, giày, túi xách và mua nhiều hơn dự tính. Ảnh: Behance.Các cửa hàng thường bán những món hàng tương tự ở gần nhau nhưng mức giá lại vô cùng chênh lệch. Điều này vô tình khiến khách hàng cảm thấy họ có thể mua được món đồ có chất lượng tốt với giá rất rẻ, dù so với thị trường giá của chúng vốn đã đắt hơn. Ảnh: Printest.Nếu để ý, bạn sẽ thấy giá nhiều sản phẩm kết thúc bằng số 9. Điều này khiến khách hàng có cảm giác rằng nhà phân phối đã giảm thiểu tối đa chi phí và đưa ra mức giá tốt nhất cho món hàng. Ảnh: KickAlert.
Video: Cách làm thương hiệu của doanh nghiệp người Việt. Nguồn: VTC1
Những chiếc gương bên ngoài phòng thay đồ là một chiến lược kinh doanh của cửa hàng thời trang. Chủ cửa hàng mong muốn khách có thể tương tác nhiều hơn với nhân viên, nghe những ý kiến mát tai từ họ, để phần nào nhanh chóng đưa ra quyết định. Ảnh: Archilovers.
Các loại đèn trang trí, đèn led trong cửa hàng quần áo không chỉ có tác dụng thu hút khách hàng từ bên ngoài mà còn giúp sản phẩm nổi bật hơn, đẹp hơn, giúp tăng doanh số bán hàng. Ảnh: Eshop.
Thêm nữa, đầu tư đèn trang trí cho cửa hàng đẹp hơn cũng là một khoản đầu tư khôn ngoan. Bởi, tâm lý chung của khách là “những cửa hàng đẹp hơn thì sẽ bán các mặt hàng đẹp hơn và giá cao hơn". Họ thường “ngại” mặc cả trong những cửa hàng có vẻ đẹp và sang trọng. Ảnh: Eshop.
Ngoài mục đích trang trí, thảm trải sàn còn có chức năng giúp bước chân khách hàng chậm lại. Từ đó, khách có nhiều thời gian tiếp cận sản phẩm.Ảnh: Carine Gilson.
Đây cũng là chìa khóa then chốt tại các cửa hàng bán giày, khiến khách hàng có xu hướng ở lại lâu hơn vì thảm làm chân thoải mái. Ảnh: AliExpress.
Nhiều cửa hàng thời trang sử dụng rèm cho phòng thay đồ thay vì dùng một chiếc cửa chắc chắn. Chiếc rèm cửa chính là một công cụ đắc lực, hỗ trợ nhân viên trong việc “hối thúc” khách, không để khách mất quá nhiều thời gian cho việc thử quần áo. Ảnh: Thegalerie.
Một trong những chiến lược thành công nhất để giữ khách ở lại cửa hàng lâu hơn đó là giấu đi cửa sổ. Bước vào cửa hàng với ánh sáng của đèn công nghiệp, khách hàng sẽ hoàn toàn mất đi ý thức về thời gian. Ảnh: Phillip Lim.
Khi đó, khách hàng sẽ dành thời gian để đắm chìm vào những kệ đầy ắp quần áo, giày, túi xách và mua nhiều hơn dự tính. Ảnh: Behance.
Các cửa hàng thường bán những món hàng tương tự ở gần nhau nhưng mức giá lại vô cùng chênh lệch. Điều này vô tình khiến khách hàng cảm thấy họ có thể mua được món đồ có chất lượng tốt với giá rất rẻ, dù so với thị trường giá của chúng vốn đã đắt hơn. Ảnh: Printest.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy giá nhiều sản phẩm kết thúc bằng số 9. Điều này khiến khách hàng có cảm giác rằng nhà phân phối đã giảm thiểu tối đa chi phí và đưa ra mức giá tốt nhất cho món hàng. Ảnh: KickAlert.
Video: Cách làm thương hiệu của doanh nghiệp người Việt. Nguồn: VTC1