Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 55,40 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,25 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 55,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,12 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại TP. HCM, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 55,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,25 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,13 triệu đồng/lượng (bán ra).
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở mức 54,76 – 55,46 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tuần qua, giá vàng tiếp tục tăng nhẹ. Thị trường vàng mở đầu tuần cuối cùng của năm 2020 ở mức 55,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,85 triệu đồng/lượng (bán ra).
Các phiên tiếp theo, giá vàng có sự điều chỉnh. Kết thúc năm 2020, giá vàng chốt ở mức 55,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,00 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC áp dụng cho khu vực Hà Nội ở mức 55,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,02 triệu đồng/lượng (bán ra).
Phiên đầu tiên của năm 2021, giá vàng niêm yết ở mức 55,40 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,25 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 55,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,12 triệu đồng/lượng (bán ra).
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, năm 2021 thị trường vàng trong nước tiếp tục được hưởng lợi theo giá vàng thế giới.
Kim loại quý trong nước kết thúc năm ở mốc trên 56 triệu đồng/lượng với mức tăng hơn 13 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng hơn 30%.
Giá vàng thế giới
Giá vàng giao ngay giao dịch quanh mức 1.892,97 USD/ounce. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn tăng 0,1% lên 1.895,10 USD/ounce.
Phiên 1/1/2021, thị trường đóng cửa nghỉ lễ Năm mới. Như vậy, trong tuần cuối cùng của năm 2020, giá vàng vẫn tăng nhẹ 0,5%.
Theo Reuters, giá vàng ổn định khi đồng USD tiếp tục trượt dốc, giúp vàng đạt ngưỡng tốt nhất trong 10 năm do kinh tế không chắc chắn và khi chính phủ trên toàn thế giới thực hiện các biện pháp kích thích để giảm bớt tác động của đại dịch COVID-19.
Vàng tăng giá trong bối cảnh gói kích thích kinh tế của Mỹ vừa được thông qua. Hơn thế, đề xuất về việc nâng khoản tiền hỗ trợ trực tiếp cho người Mỹ từ 600 USD lên 2.000 USD cũng có thể sẽ được thông qua.
Dự luật do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất (nâng lên 2.000 USD) đã được Hạ viện thông qua vào đầu tuần và nhiều khả năng sẽ được thông qua tại Thượng viện Mỹ.
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell đã ngăn chặn nỗ lực của Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer khi cân nhắc về dự luật này.
Giá vàng đi lên khi nhà đầu tư kỳ vọng về nhiều gói kích thích hơn sẽ được tung ra để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
Theo giới chuyên gia, gói kích thích kinh tế mới là trợ lực mạnh đối với giá vàng. Nguyên nhân là việc bơm tiền vào nền kinh tế sẽ tạo áp lực lớn lên đồng USD.
Trong khi đó, vàng giữ được giá trị khi sức mua của đồng tiền giảm. Nói cách khác, giá trị của tiền giảm, giá vàng sẽ tăng.
Dự báo giá vàng
Vàng sẽ vẫn là tâm điểm của các nhà đầu tư trong năm 2021. Nguyên nhân là do các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã cam kết giữ lãi suất ở mức thấp trong khi duy trì thanh khoản dễ dàng để hỗ trợ tăng trưởng.
Các nhà phân tích và theo dõi xu hướng hầu hết đều cho rằng diễn biến của thị trường vàng sẽ phụ thuộc nhiều vào hoạt động ngăn chặn đại dịch.
Theo các chuyên gia, nhìn chung các thị trường sẽ dịch chuyển dựa trên đà phục hồi kinh tế trong năm tới.
Dù vậy, các chính sách tài khóa mở rộng và nới lỏng tiền tệ sẽ giữ giá vàng neo ở mức cao hoặc tiếp tục tăng thêm trong 3-6 tháng tới.
Theo dự báo của Ngân hàng BNP Paribas, vàng sẽ có đợt tăng giá mạnh trong nửa đầu 2021 và có thể sẽ vượt lên trên ngưỡng 2.000 USD/ounce trước khi thị trường mất đà tăng vào nửa sau của năm 2020.
Đến năm 2022, vàng được dự báo sẽ trung bình ở ngưỡng 1.900 USD/ounce.