Đến hẹn lại lên, những ngày giáp Tết, khu chợ lá dong truyền thống ở khu vực ngã ba Ông Tạ (quận Tân Bình, TP HCM) lại nhộn nhịp kẻ bán người mua. Ảnh: Congan. Phiên chợ lá dong tồn tại từ nửa thế kỷ nay và chỉ họp mỗi năm 1 lần, từ 20 tháng chạp đến 28 Tết âm lịch. Ảnh: Congan.Chợ bắt đầu nhộn nhịp từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya. Ảnh: Congan.Cả khu chợ xanh mướt một màu của lá dong. Ảnh: Dân Việt. Chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở Hà Nội họp từ 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết tại ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng. Ảnh: Dân Việt.Người đến chợ không chỉ để mua mà còn tìm lại hoài niệm một thời. Ảnh: Baodansinh.Người bán không quá quan trọng chuyện lời lãi bao nhiêu, mà chủ yếu mở rộng giao lưu kinh nghiệm trong việc sưu tầm và chơi đồ cổ. Ảnh: Baodansinh.Chợ Viềng Nam Định chỉ họp duy nhất một lần trong năm, đêm mùng 7, ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, tại huyện Nam Trực và Vụ Bản. Ảnh: MTV.Nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, chợ Âm Dương diễn ra vào duy nhất đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 Tết. Ảnh: Zing.Chợ Thiều (làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) họp vào sáng 26 tháng Chạp. Mặt hàng chủ yếu là sản vật vùng quê như gạo nếp, lá dong, các loại rau quả. Ảnh: Odacsan.Người đi chợ cũng không mặc cả, chủ yếu là về làng Thiều đi chợ cầu may. Ảnh: Kinhtedothi.Chợ Khau Vai ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, có từ gần 100 năm nay, họp mỗi năm một lần vào ngày 27/3 âm lịch. Ảnh: Zing.Chợ đình Bích La, Quảng Trị tồn tại hàng trăm năm nay họp đêm mùng 2, rạng mùng 3 Tết Nguyên Đán. Ảnh: Quangtri360.Chợ Gò - Trường Úc, Bình Định họp đúng vào ngày 1 Tết âm lịch hàng năm với các sản phẩm địa phương như con cá, mớ rau...Ảnh: Baogialai.
Đến hẹn lại lên, những ngày giáp Tết, khu chợ lá dong truyền thống ở khu vực ngã ba Ông Tạ (quận Tân Bình, TP HCM) lại nhộn nhịp kẻ bán người mua. Ảnh: Congan.
Phiên chợ lá dong tồn tại từ nửa thế kỷ nay và chỉ họp mỗi năm 1 lần, từ 20 tháng chạp đến 28 Tết âm lịch. Ảnh: Congan.
Chợ bắt đầu nhộn nhịp từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya. Ảnh: Congan.
Cả khu chợ xanh mướt một màu của lá dong. Ảnh: Dân Việt.
Chợ đồ cổ duy nhất trong năm ở Hà Nội họp từ 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết tại ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng. Ảnh: Dân Việt.
Người đến chợ không chỉ để mua mà còn tìm lại hoài niệm một thời. Ảnh: Baodansinh.
Người bán không quá quan trọng chuyện lời lãi bao nhiêu, mà chủ yếu mở rộng giao lưu kinh nghiệm trong việc sưu tầm và chơi đồ cổ. Ảnh: Baodansinh.
Chợ Viềng Nam Định chỉ họp duy nhất một lần trong năm, đêm mùng 7, ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, tại huyện Nam Trực và Vụ Bản. Ảnh: MTV.
Nằm ở địa phận Làng Ó (nay là làng Xuân Ổ), xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, chợ Âm Dương diễn ra vào duy nhất đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 Tết. Ảnh: Zing.
Chợ Thiều (làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) họp vào sáng 26 tháng Chạp. Mặt hàng chủ yếu là sản vật vùng quê như gạo nếp, lá dong, các loại rau quả. Ảnh: Odacsan.
Người đi chợ cũng không mặc cả, chủ yếu là về làng Thiều đi chợ cầu may. Ảnh: Kinhtedothi.
Chợ Khau Vai ở xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, có từ gần 100 năm nay, họp mỗi năm một lần vào ngày 27/3 âm lịch. Ảnh: Zing.
Chợ đình Bích La, Quảng Trị tồn tại hàng trăm năm nay họp đêm mùng 2, rạng mùng 3 Tết Nguyên Đán. Ảnh: Quangtri360.
Chợ Gò - Trường Úc, Bình Định họp đúng vào ngày 1 Tết âm lịch hàng năm với các sản phẩm địa phương như con cá, mớ rau...Ảnh: Baogialai.